NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, PHÂN BỐ VÀ THÀNH PHẦN SAPONIN CỦA LOÀI SÂM CAO BẰNG THUỘC CHI SÂM (Panax sp.) CÓ PHÂN BỐ TỰ NHIÊN TẠI TỈNH CAO BẰNG


Các tác giả

  • Lại Thanh Hải Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam
  • Trần Hoàng Quý
  • Trịnh Ngọc Bon
DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.983

Từ khóa:

Sâm Cao Bằng (Panax sp),, Phân bố,, Sinh thái,, Hình thái

Tóm tắt

Sâm Cao Bằng (Panax sp.) là cây ưa ẩm, khí hậu mát quanh năm, phân bố ở độ cao có phân bố ở độ cao trung bình 800-1.976 m (tập trung ở độ cao 1.050 đến 1.300 m), độ dốc độ dốc trung bình 20-30 độ; cây thường mọc trong các khu rừng tự nhiên lá rộng thường xanh trung bình hoặc giàu, có tầng thảm tươi dày, độ tàn che khoảng 0,5 - 0,8. Sâm Cao Bằng (Panax sp.) phân bố nơi có lượng mưa trung bình là 1.276-1.670 mm/năm; độ ẩm không khí 80-85%; nhiệt độ trung bình năm là 20-22°C. Cấu trúc lâm phần rừng ở đây có cấu trúc 3 tầng rõ rệt gồm: tầng ưu thế sinh thái, tầng cây bụi và tầng thảm tươi. Tổ thành các loài cây trong các trạng thái rừng từ 4-20 loài tùy theo vị trí. Sâm Cao Bằng (Panax sp.) là cây thân thảo, sống lâu năm, cao 20-60 cm. Thân rễ mập, nằm ngang; ít phân nhánh. Mỗi khóm thường có 1 thân mang lá, ít khi 2 hoặc 3 thân trừ trường hợp đầu thân rễ bị tổn thương, sau phân nhánh và mọc lên số chồi thân tương ứng. Hàm lượng saponin Sâm Cao Bằng là 16,86% lớn hơn rất nhiều so với saponin có trong Tam thất bắc (12,4%) và gần tương đương với hàm lượng saponin có trong Sâm lai châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus) (18,48%).

Tài liệu tham khảo

Chu Triều Đương, 2018. Cần bảo vệ nguồn sâm rừng quý hiếm trên đỉnh Phja Oắc. https://baocaobang.vn/-6618.html

Cục Thống kê tỉnh Cao Bằng, 2023. Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng. NXB Thống kê, Hà Nội

Dự án SNRM2 (Dự án hợp tác kỹ thuật “Tăng cường Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững giai đoạn 2”), 2022. Hướng dẫn kỹ thuật Điều tra, đánh giá trữ lượng rừng tự nhiên cho các chủ rừng nhỏ. Hà Nội.

Dược điển Việt Nam 5, tập 2, 2017. NXB Y học, Hà Nội

Đỗ Tất Lợi, 1991. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, xuất bản lần thứ 6. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

Nguyễn Huy Sơn, 2016. Đặc điểm sinh thái cây Sâm lai châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus). Báo cáo hội thảo “Bảo tồn và phát triển Sâm lai châu tại huyện Mường Tè), Viện Nghiên cứu Lâm sinh.

Nguyễn Tập, 2005. Các loài thuôc chi Panax L. ở Việt Nam. Tạp chí dược liệu. 10, 71-76.

Phạm Quang Tuyến, 2018. Báo cáo tổng kết đề tài "Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống và trồng cây Sâm lai châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus K.Komatsu, S.Zhu & S.Q.Cai). Viện Nghiên cứu Lâm sinh

Trinh Ngoc Bon, Pham Quang Tuyen, Hoang Thanh Son, Nguyen Thi Hoai Anh, Bui Thanh Tan , Nguyen Thanh Sơn, Nguyen Quang Hung, Nguyen Thi Van Anh and Tran Van Do, 2019. Asian Journal of Research in Botany, 2(2): 1-10.

UBND huyện Bảo Lạc, 2019. Kế hoạch sử dụng đất huyện Bảo Lạc

UBND huyện Nguyên Bình, 2019. Kế hoạch sử dụng đất huyện Nguyên Bình

Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, 2020. Giới thiệu cây Tam thất. https://fsih.gov.vn/gioi-thieu-cay-tam-that.html

Võ Văn Chi, 2018. Tự điển cây thuốc Việt Nam tập I và II. NXB Y học, Hà Nội

Vũ Thành và Lúa Vinh, 2022. Đẩy mạnh sản xuất lâm sản ngoài gỗ. https://nhandan.vn/day-manh-san-xuat-lam-san-ngoai-go-post716234.html).

Tải xuống

Đã xuất bản

22-10-2024

Số lượt xem tóm tắt

3

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Lại, T.H., Trần, H.Q. và Trịnh, N.B. 2024. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, PHÂN BỐ VÀ THÀNH PHẦN SAPONIN CỦA LOÀI SÂM CAO BẰNG THUỘC CHI SÂM (Panax sp.) CÓ PHÂN BỐ TỰ NHIÊN TẠI TỈNH CAO BẰNG. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 6 (tháng 10 2024). DOI:https://doi.org/10.70169/VJFS.983.

Số

Chuyên mục

Bài viết