NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BÓN LÓT VÀ PHƯƠNG THỨC TRỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CÂY GIỔI ĂN HẠT (Michelia tonkinensis A.Chev) TẠI TỈNH CAO BẰNG
DOI:
https://doi.org/10.70169/VJFS.985Từ khóa:
Giổi ăn hạt, kỹ thuật trồng, bón phân, phương thức trồng, tỉnh Cao BằngTóm tắt
Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A.Chev) là loài cây đa tác dụng có giá trị cao, có phân bố rộng từ Tây Bắc đến Tây Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy bón lót và phương thức trồng chưa có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và đường kính tán (Dt) của cây Giổi ăn hạt nhưng có ảnh hưởng đến đường kính gốc (Doo), chiều cao vút ngọn (Hvn) và chất lượng cây trồng. Bón lót 5kg phân chuồng hoai/hố là tốt nhất sau 18 tháng trồng cho các chỉ tiêu sinh trưởng Doo, Hvn, Dt lần lượt đạt 2,82cm, 2,67m và 1,47m. Phương thức trồng nông lâm kết hợp tốt hơn là trồng thuần loài, sau 18 tháng trồng tỷ lệ sống, Doo, Hvn và Dt của phương thức trồng nông lâm kết hợp là 90,22%, 2,99cm, 2,79m, 1,57m. Phương thức trồng nông lâm kết hợp Giổi ăn hạt bằng cây ghép kết hợp với công thức bón lót 5kg phân chuồng hoai/hố trước khi trồng nên được khuyến khích nhân rộng tại tỉnh Cao Bằng.
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Văn Hùng, 2021. Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A.Chev.) tại một số tỉnh miền Bắc, Việt Nam
Hoàng Thanh Lộc, 2016. Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis, A.Chev.), tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình. Báo cáo tổng kết đề tài. Viện Cải thiện giống và Phát triển Lâm sản.
Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, 2018. Quy trình kỹ thuật trồng thâm canh Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis, A.Chev.) bằng cây ghép.
Võ Đại Hải, 2022, Báo cáo tổng kết dự án khuyến nông trung ương “Xây dựng mô hình trồng thâm canh Giổi ăn hạt bằng cây ghép“
http://www.caycongtrinh.com.vn/cay-cong-trinh/cay-doi-an-qua