CẤU TRÚC, ĐA DẠNG LOÀI VÀ SINH KHỐI TRÊN MẶT ĐẤT CỦA RỪNG LÁ RỘNG THƯỜNG XANH Ở VƯỜN QUỐC GIA PHIA OẮC - PHIA ĐÉN


Các tác giả

  • Dũng Quốc Minh Văn phòng tỉnh ủy, tỉnh Cao Bằng
  • Ly Nguyễn Hương Trung tâm khoa học lâm nghiệp Tây Bắc

Từ khóa:

Sinh khối carbon trên mặt đất, thành phần loài, cấu trúc rừng, rừng lá rộng thường xanh

Tóm tắt

Các hệ sinh thái rừng đóng một vai trò quan trọng trong việc cô lập carbon toàn cầu. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa cấu trúc rừng và đa dạng sinh học với sinh khối carbon trên mặt đất (AGCB) vẫn chưa được hiểu rõ tại Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén. Sáu ô nghiên cứu (ONC) có diện tích 10.000 m2 thuộc hai ô định vị nghiên cứu sinh thái quốc gia (ODV) số 12 và 13 đã được sử dụng cho việc thu thập dữ liệu. Trong mỗi ONC, tên loài, chiều cao vút ngọn (Hvn) và đường kính ngang ngực (D1,3) của tất cả các cây thân gỗ có D1,3 từ 6 cm trở lên được định danh và đo đếm. Kết quả cho thấy, tổng số 1.759 cá thể cây của 62 loài và 32 họ được ghi nhận trong 02 ODV. Trong đó, số loài, số họ và các chỉ số đa dạng Shannon-Wiener, Simpson, Pielou của ODV 13 cao hơn ODV 12. AGCB của ODV 13 cũng cao hơn ODV 12, chứng tỏ AGCB có sự liên kết với yếu tố đa dạng loài của 02 ODV. Mối quan hệ giữa D1,3 - Hvn của các ONC thuộc hai ODV được thể hiện bằng hệ số R2 dao động ở mức tương đối chặt (0,66) đến chặt (0,84). Hàm tương quan được chọn là hàm có giá trị R2 lớn nhất và giá trị AIC nhỏ nhất để hạn chế những sai lệch ít nhất trong ước tính trữ lượng carbon trong rừng. Nghiên cứu này góp phần làm rõ mối quan hệ giữa cấu trúc rừng và đa dạng sinh học với AGB trong rừng lá rộng thường xanh ở khu vực nghiên cứu.

Tải xuống

Đã xuất bản

28-05-2024

Số lượt xem tóm tắt

2

PDF Tải xuống

2

Cách trích dẫn

[1]
Quốc Minh, D. và Nguyễn Hương, L. 2024. CẤU TRÚC, ĐA DẠNG LOÀI VÀ SINH KHỐI TRÊN MẶT ĐẤT CỦA RỪNG LÁ RỘNG THƯỜNG XANH Ở VƯỜN QUỐC GIA PHIA OẮC - PHIA ĐÉN. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 6 (tháng 5 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết