XÂY DỰNG CÁC HÀM CHỈ SỐ MẬT ĐỘ VÀ KHÔNG GIAN SINH TRƯỞNG ĐỐI VỚI RỪNG ĐƯỚC (Rhizophora apiculata Blume) TRỒNG TẠI KHU VỰC VEN BIỂN NGỌC HIỂN THUỘC TỈNH CÀ MAU
DOI:
https://doi.org/10.70169/VJFS.1063Từ khóa:
Rừng Đước, chỉ số mật độ quần thụ, chỉ số không gian sinh trưởng tương đối, tỉa thưa rừng, cường độ tỉa thưa rừng.Tóm tắt
Nuôi dưỡng rừng trồng là một nhiệm vụ quan trọng của lâm học nhằm đảm bảo rằng những cây cá thể mong muốn nhận được đủ không gian, ánh sáng, nước và chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển mạnh. Mục đích của nghiên cứu này là cung cấp các hàm để ước lượng nhanh các chỉ số mật độ và không gian sinh trưởng đối với rừng Đước trồng ở khu vực ven biển Ngọc Hiển thuộc tỉnh Cà Mau. Số liệu nghiên cứu được thu thập ở rừng Đước trồng từ 10 đến 25 năm; trong đó mỗi tuổi là 3 ô tiêu chuẩn với diện tích 400m2. Chỉ số mật độ (SDI) được xác định theo phương pháp của Reineke (1933) và Curtis (1982). Chỉ số không gian sinh trưởng tương đối (RS) được xác định theo phương pháp của Schröder và Gadow (1999). Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Quan hệ Log(N) - Log(Dg) của rừng Đước trồng từ tuổi 10 - 25 năm có dạng tuyến tính. (2) Chỉ số mật độ (SDI) của rừng Đước trồng được xác định tại cấp tuổi A = 25 năm; trong đó Dg là 20cm và độ dốc b = 1,538. Chỉ số SDI của rừng Đước trồng từ cấp A = 10 - 30 năm có thể dự đoán theo hàm SDI = 3177,86×exp (-14,6974×A-1,1441). (3) Chỉ số mật độ tương đối (RD) của rừng Đước trồng từ cấp A = 10 - 30 năm có thể dự đoán theo hàm RD = 48,9322×e xp(-6,36089×A-0,535219). (4) Chỉ số không gian sinh trưởng tương đối (RS) của rừng Đước trồng từ cấp A = 10 - 30 năm có thể dự đoán theo hàm RS = 0,0758799×exp (4,70405×A-0,8861). Kết quả của nghiên cứu cung cấp một số thông tin có giá trị làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xác định các chỉ tiêu kỹ thuật trong chặt nuôi dưỡng đối với rừng Đước trồng ở khu vực ven biển Ngọc Hiển thuộc tỉnh Cà Mau.
Tài liệu tham khảo
1. Ban Quản lý rừng phòng hộ Kiến Vàng, 2019. Báo cáo thuyết minh phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng phòng hộ, rừng sản xuất tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Kiến Vàng giai đoạn 2019 - 2025.
2. Bao, T.Q., Ha, N.T., Nguyet, B.T.M., Hoan, V.M., Viet, L.H., Hung, D.V. 2022. Aboveground biomass and carbon stock of Rhizophora apiculata forest in Ca Mau, Vietnam. Biodiversitas Journal of Biological Diversity 23(1): 403-414 .
3. Curtis, R. O. 1982. A Simple index of stand density for douglas-fir. Forest Science 28(1): 92-94.
4. Lê Văn Cường. 2025. Sinh trưởng của rừng trồng Đước (Rhizophora apiculata Blume) tại khu vực ven biển của huyện Ngọc Hiển thuộc tỉnh Cà Mau. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp 14(2): 62-71.
5. Nguyễn Thị Hà, Viên Ngọc Nam, Nguyễn Thị Hoa. 2017. Giá trị tích lũy C của rừng Đước tại tỉnh Cà Mau. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp 6: 101-107.
6. Long, J.N. 1985. A practical approach to density management. Forestry Chronicle 62: 23-27.
7. Philip, G.C, Miriam, W, Gary, K & Sophie, E.H. 2010. Maximum density–size relationships for Sitka spruce and coastal Douglas-fir in Britain and Canada. Forestry 83(5): 461–468.
8. Schröder, J., Gadow, K.V. 1999. Testing a new competition index for Maritime pine in northwestern Spain. Canadian Journal of Forest Research 29 280–283.
9. Nguyễn Văn Thêm, Phạm Minh Toại, 2024. Sinh thái rừng. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
10. Nguyễn Văn Thêm, Lê Hồng Việt. 2024. Xác định chỉ số mật độ và không gian sinh trưởng của rừng trồng keo lai (Acacia hybrid) tại tỉnh Đồng Nai. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp 13(5): 51-61.
11. Vinh, T.V., Marchand, C., Linh, T.V.K., Vinh, D.D., & Allenbach, M. 2019. Allometric models to estimate above-ground biomass and carbon stocks in Rhizophora apiculata tropical managed mangrove forests (Southern Vietnam). Forest Ecology and Management 434: 131-141.
12. Zeide, B. 1987. Analysis of the 3/2 power law of self-thinning. Forestry Science 33: 517-537.
13. Zeide, B. 2005. How to measure stand density. Trees 19: 1-14.