ĐỊNH LƯỢNG KHẢ NĂNG LƯU TRỮ CARBON TRÊN MẶT ĐẤT TẦNG CÂY CAO CỦA KIỂU RỪNG TỰ NHIÊN LÁ RỘNG NỬA RỤNG LÁ TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN ĐỒNG NAI


Các tác giả

  • Phạm Tiến Dũng Viện Nghiên cứu Lâm sinh

Từ khóa:

Carbon, rừng tự nhiên lá rộng nửa rụng lá, Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai

Tóm tắt

Định lượng khả năng lưu trữ carbon của tầng cây cao các trạng thái rừng tự nhiên là một vấn đề khó khăn trong bối cảnh hiện nay khi Nhà nước đang đóng của rừng tự nhiên, hạn chế tác động vào vốn rừng. Chính vì vậy, việc lựa chọn một phương pháp vừa đảm bảo độ chính xác, đồng thời hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến cây rừng đang là một ưu tiên hàng đầu. Nghiên cứu này áp dụng phương pháp bán chặt hạ kết hợp với quét (scan) 3D cây để xác định sinh khối và khả năng lưu trữ carbon của tầng cây cao kiểu rừng tự nhiên lá rộng nửa rụng lá tại Khu Dự trữ sinh quyển (KDTSQ) Đồng Nai. Kết quả đã xác định được sinh khối và khả năng lưu trữ carbon của tầng cây cao (bao gồm các bộ phận thân, cành lớn, cành nhỏ và lá). Tổng sinh khối trung bình trên mặt đất của tầng cây cao đạt giá trị thấp nhất tại trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng nửa rụng lá (LRNRL) nghèo kiệt (70,44 tấn/ha) và đạt giá trị cao nhất tại trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất LRNRL giàu (252,28 tấn/ha). Trong các bộ phận của tầng cây cao, sinh khối thân đạt giá trị lớn nhất, tiếp đến là sinh khối cành và đạt giá trị thấp nhất tại bộ phận cành nhỏ. Trữ lượng carbon trên mặt đất tầng cây cao đạt giá trị thấp nhất tại trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất LRNRL nghèo kiệt (trung bình 33,1 tấn/ha) và đạt giá trị lớn nhất tại trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất LRNRL giàu (trung bình 118,6 tấn/ha). Trong cùng một trạng thái, rừng có trữ lượng càng lớn thì trữ lượng carbon trên mặt đất tầng cây cao có giá trị càng lớn.

Tài liệu tham khảo

Albizia grandibracteata and Trichilia dregeana. Carbon Balance and Management. 2019 Dec;14(1):18. DOI: 10.1186/s13021-019-0134-8.

Bộ NN&PTNT, 2018. Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.

Trần Lâm Đồng, 2018. Nghiên cứu đánh giá diễn thế phục hồi hệ sinh thái rừng và đề xuất giải pháp bảo tồn tại Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai. Báo cáo tổng kết Đề tài cấp quốc gia, Bộ KH&CN.

Gisel Reyes, Sandra Brown, Jonathan Chapman, Ariel E.Lugo, 1992. Wood Densities of tropical Tree Species.

Võ Đại Hải, Đặng Thịnh Triều, 2012. Nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon của rừng tự nhiên hỗn giao, bán thường xanh, và rụng lá ở Tây Nguyên. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ.

Bảo Huy, 2012. Xác định lượng CO2 hấp thụ của rừng hỗn giao vùng Tây Nguyên làm cơ sở tham gia chương trình giảm thiểu khí phát thải từ suy thoái và mất rừng. Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường ĐH Tây Nguyên.

Bảo Huy, 2013. Mô hình sinh trắc và viễn thám GIS để xác định CO2 hấp thụ của rừng hỗn giao vùng Tây Nguyên. NXB Khoa học và Kỹ thuật.

IPCC, 2006. 2006 IPCC guidelines for national greenhouse gas inventories, Prepared by the National Greenhouse Gas Inventories Programme. IGES, Japan.

Vũ Đức Quỳnh, Võ Đại Hải, 2014. Nghiên cứu khả năng lưu trữ carbon của rừng khộp tại Tây Nguyên. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp 3308-3317.

Nguyen Van Thinh, Tran Lam Dong, Nguyen Van Tuan, Doan Trung Hieu, Pham Tien Dung, Nguyen Huy Hoang, Nguyen Viet Cuong, Vo Dai Nguyen, Nguyen Van Bich, Nguyen Van Cuong, Nguyen Trung Phong, Do Dang Hung and Nguyen Trong Han, 2023. Establishing allometric equation based on 3D Scanning Technique - Non - Destructive Sampling method. International Journal of Agricultural and Statistical Sciences 19: 1-8.

UNFCCC, 2015. Measurements for Estimation of Carbon Stocks in Afforestation and Reforestation Project Activities under the Clean Development Mechanism.

Tải xuống

Số lượt xem: 7
Tải xuống: 9

Đã xuất bản

15-07-2024

Cách trích dẫn

[1]
Dũng, P.T. 2024. ĐỊNH LƯỢNG KHẢ NĂNG LƯU TRỮ CARBON TRÊN MẶT ĐẤT TẦNG CÂY CAO CỦA KIỂU RỪNG TỰ NHIÊN LÁ RỘNG NỬA RỤNG LÁ TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN ĐỒNG NAI. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 7 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả