KẾT QUẢ LÀM GIÀU RỪNG BẰNG CÂY LÁ RỘNG BẢN ĐỊA CỦA DỰ ÁN APFNet TẠI THU CÚC, TÂN SƠN, PHÚ THỌ


Các tác giả

  • Phan Minh Quang Viện Nghiên cứu Lâm sinh - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Kim Trung Viện Nghiên cứu Lâm sinh - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Huy Hoàng Viện Nghiên cứu Lâm sinh - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Thị Thúy Hường Viện Nghiên cứu Lâm sinh - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Hồ Trung Lương Viện Nghiên cứu Lâm sinh - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Phạm Tiến Dũng Viện Nghiên cứu Lâm sinh - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Phạm Quang Tuyến Viện Nghiên cứu Lâm sinh - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Làm giàu rừng, sinh trưởng, loài cây bản địa, Thu Cúc

Tóm tắt

Rừng tự nhiên tại xã Thu Cúc huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ chủ yếu là các trạng thái rừng nghèo như Ia, Ib, IIa, IIb,IIIa1 và trạng thái rừng hỗn giao giữa gỗ và tre nứa (G - TN). Tổ thành loài cây đơn giản, chủ yếu bao gồm các loài cây tiên phong ưa sáng mọc nhanh như Ba bét (Mallotus apelta), Ba soi (Macaranga denticulatus), Bùm bụp (Mallotus barbatus), Bông bạc (Vernonia arborea) và Màng tang (Litsea cubeba). Số lượng, chất lượng cây tái sinh trong các trạng thái rừng thấp chủ yếu là các loài cây tiên phong ưa sáng. Dự án APFNet đã xây dựng các mô hình làm giàu rừng bằng các loài cây lá rộng bản địa như: Lim xanh ( Erythrophleum fordii), Giổi xanh
(Michelia mediocris), Mỡ (Manglietia conifera), Chò nâu (Dipterocarpus retusus) và Chò chỉ (Parashorea chinensis). Kết quả cho thấy sau 19 tháng trồng tỷ lệ sống trong các công thức thí nghiệm đều đạt từ 75 - 100%; các loài cây đều có chất lượng tương đối tốt, với tỷ lệ cây tốt đạt trên 85%. Sinh trưởng về đường kính và chiều cao của các loài cây trong các công
thức thí nghiệm tương đối tốt, trong đó sinh trưởng về đường kính gốc (Doo) của Lim xanh biến động từ 1,14 - 1,19cm, chiều cao vút ngọn biến động từ 0,96 - 1,1m; sinh trưởng đường kính gốc của Chò chỉ biến động từ 1,15 - 1,2cm, chiều cao vút ngọn biến động từ 1,1 - 1,3m; Sinh trưởng đường kính gốc của Chò nâu biến động từ 2,0 - 2,1cm, chiều cao vút ngọn biến động từ 1,55 - 1,8m; sinh trưởng đường kính gốc của Giổi xanh biến
động từ 2,05 - 2,17cm, chiều cao vút ngọn biến động từ 2,06 - 2,08m và đường kính gốc của Mỡ biến động từ 1,26 - 1,37cm, chiều cao vút ngọn biến động từ 1,6 - 1,65m. Tăng tưởng bình quân chung về đường kính lớn nhất là loà i Chò nâu từ 1,08 - 1,2cm và thấp nhất là loài Lim xanh từ 0,34 - 0,39 cm/năm; tăng trưởng về chiều cao lớn nhất là loài Mỡ đạt 0,65m/năm và thấp nhất là Lim xanh chỉ đạt từ 0,1 - 0,2 m/năm

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2004. Cẩm nang Lâm nghiệp, chương trồng rừng. Nxb. Giao thông Vận tải, 114 trang.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2013. Quyết định về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2012.

3. Trần Văn Con, 2006. Phục hồi các hệ sinh thái rừng thoái hóa. Nxb. Thống kê, Hà Nội.

4. Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình, 2005. Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu nghiên cứu tro ng lâm nghiệp. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Hoàng Văn Thắng, Nguyễn Bá Chất, 2006. Kết quả xây dựng mô hình trồng rừng hỗn loài bằng các loài cây bản địa trên đất rừng thoái hóa ở các tỉnh phía Bắc. Tuyển tập Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp giai đoạn 2001 - 2005, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

6. J. Millet, N. Tran, N. Vien Ngoc, T. Tran Thi, D. Prat, 2013. Enrichment planting of native species for biodiversity conservation in a logged tree plantation in Vietnam. New Forests, Volume 44, Issue 3: 369 - 383.

Tải xuống

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

5

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Quang, P.M., Trung , N.K., Hoàng , N.H., Hường , N.T.T., Lương , H.T., Dũng, P.T. và Tuyến, P.Q. 2024. KẾT QUẢ LÀM GIÀU RỪNG BẰNG CÂY LÁ RỘNG BẢN ĐỊA CỦA DỰ ÁN APFNet TẠI THU CÚC, TÂN SƠN, PHÚ THỌ. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>