MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI MÍT NÀI (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) TẠI TỈNH SƠN LA VÀ LÀO CAI


Các tác giả

  • Diệp Xuân Tuấn Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Kỹ thuật Lâm sinh
  • Vũ Văn Thuận Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Kỹ thuật Lâm sinh
  • Tạ Nhật Vương Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Kỹ thuật Lâm sinh
  • Phan Thị Luyến Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Kỹ thuật Lâm sinh
  • Phạm Đôn Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Kỹ thuật Lâm sinh

Từ khóa:

Lâm học, Mít nài, Sơn La, Lào Cai.

Tóm tắt

Mít nài là cây bản địa gỗ lớn, thường xanh và đa tác dụng, có giá trị kinh tế cao, có triển vọng trong trồng rừng gỗ lớn tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã xác định được: i) Mít nài xuất hiện ở ba trạng thái rừng TXG, TXB và TXN; độ tàn che từ 0,54 - 0,75; ii) Mật độ Mít nài dao động từ 12 - 40 cây/ha, đường kính D1,3 dao động trung bình từ 24,2 - 43,6 cm, chiều cao vút ngọn Hvn dao động trung bình từ 10,4 - 20 m, trữ lượng dao động trung bình từ 0,8 - 5 m3/ha, 100% cây Mít nài đạt phẩm chất A; iii) Trong 5 ưu hợp thực vật ở các trạng thái rừng thì có 04 ưu hợp có mặt của loài Mít nài; iv) Số lượng cá thể Mít nài ở vị thế tán cấp 4 và 5 trong các lâm phần điều tra chiếm cao nhất, đạt 64,2% so với tổng số cây ở 5 cấp vị thế tán. Kết quả này cho thấy, ở giai đoạn trưởng thành, Mít nài là loài cây ưa sáng. Các giá trị sinh trưởng của Mít nài cũng có xu hướng tăng dần từ cấp vị thế tán 2 đến 5; v) Mật độ cây tái sinh của các trạng thái rừng nơi có loài Mít nài phân bố tại 2 tỉnh nghiên cứu có sự dao động rất lớn, từ 3.416 cây/ha (trạng thái TXN ở Sơn La) đến 5.648 cây/ha (trạng thái TXG ở Lào Cai), sinh trưởng của cây tái sinh trong các trạng thái rừng có đường kính trung bình đạt từ 2,3 - 2,6 cm và chiều cao trung bình đạt từ 3,2 - 3,8 m; vi) Mít nài tái sinh xuất hiện ở 5/6 điểm điều tra (ngoại trừ trạng thái TXB - Lào Cai) với mật độ cây tái sinh dao động từ 16 - 35 cây/ha. Cây Mít nài tái sinh có đường kính trung bình dao động từ 1,5 - 3,5 cm, chiều cao trung bình từ 1,3 - 4,2 m; vii) Mít nài tái sinh có chiều cao nhỏ hơn 1 m, chiếm tỷ lệ cao nhất từ 75 - 89,3% (trung bình là 84,2%), số cây ở cấp chiều cao từ 1 - 6 m chiếm từ 10,7 - 25,0% (trung bình là 15,8%). Từ kết quả nghiên cứu cho thấy Mít nài là loài cây ưa sáng nhưng có thể sử dụng trồng rừng hỗn giao hay trồng làm giàu rừng, cải tạo rừng.

Tài liệu tham khảo

1. Võ Văn Chi, 2011. Từ điển cây thuốc Việt Nam. NXB Y học, trang 746.

2. Thái Văn Trừng, 1998. Những hệ sinh thái rừng ở Việt Nam.

3. http://ecolandscape.vn/tag/artocarpus-altilis/

Tải xuống

Đã xuất bản

15-08-2023

Số lượt xem tóm tắt

12

PDF Tải xuống

4

Cách trích dẫn

[1]
Tuấn, D.X., Thuận, V.V., Vương, T.N., Luyến, P.T. và Đôn, P. 2023. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI MÍT NÀI (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) TẠI TỈNH SƠN LA VÀ LÀO CAI. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 8 2023), 68–79.

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>