NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÂY BÌNH VÔI NHỊ NGẮN (Stephanie brachyandra Diels) TẠI THÁI NGUYÊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM


Các tác giả

  • Phạm Thu Hà Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên
  • Dương Văn Thảo Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên

Từ khóa:

Bình vôi nhị ngắn, giâm hom, Thái Nguyên

Tóm tắt

Bình vôi nhị ngắn (Stephanie brachyandra Diels) là một loài cây dược liệu quý có tác dụng an thần, giảm đau,
gây ngủ, hạ sốt, bảo vệ thần kinh, chống động kinh, hạ huyết áp. Ngoài tự nhiên, cây Bình vôi đang bị khai
thác cạn kiệt, nguồn cung cây giống không đáp ứng nhu cầu phát triển diện tích trồng. Nghiên cứu nhân giống
cây Bình vôi bằng phương pháp giâm hom, vì thế sẽ góp phần thực hiện mục tiêu bảo tồn và phát triển nguồn
gen loài cây có giá trị này. Kết quả thí nghiệm cho thấy, xử lý hom Bình vôi nhị ngắn bằng dung dịch IAA
nồng độ 500ppm cho hiệu quả giâm hom cao nhất trong các công thức thí nghiệm với tỷ lệ hom sống đạt trung
bình 78,3%, tỷ lệ hom ra rễ đạt 46,7%, các chỉ số số rễ/hom, chiều dài rễ cũng cao hơn hẳn so với các công thức
còn lại. Bên cạnh đó, yếu tố mùa vụ cũng có ảnh hưởng nhất định đến quá trình giâm hom cây Bình vôi nhị ngắn,
khi giâm hom vào vụ Xuân - Hè tỷ lệ hom sống đạt cao nhất với 89,2%, tỷ lệ hom ra rễ đạt 57,4%. Loại giá thể
giâm hom cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ và phát triển của hom giâm, giá thể hỗn hợp ruột
bầu (30% cát sông + 30% than trấu + 40% đất) cho tỷ lệ ra rễ cao nhất đạt trung bình 61,5%, sau 60 ngày giâm.
Các kết quả này là tiền đề khoa học cho việc xây dựng quy trình nhân giống cây Bình vôi nhị ngắn làm cơ sở cho
công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen loài cây dược liệu quý này tại tỉnh Thái Nguyên

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Dinh, 2016. Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài Bình vôi (Stephania rotunda Lour) làm cơ sở để bảo tồn tại Vườn Quốc gia Cát Bà. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Lâm nghiệp.

2. Lê Đình Khả, 2003. Chọn tạo và nhân giống cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Ngô Kim Khôi, Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Văn Tuấn, 2001. Tin học ứng dụng trong lâm nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Đỗ Tất Lợi, 2000. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

5. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001. Nhân giống vô tính và trồng rừng dòng vô tính. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Nguyễn Viết Thân, 2003. Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi. Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ thuật. 57 - 59.

Tải xuống

Số lượt xem: 1
Tải xuống: 0

Đã xuất bản

22-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Hà, P.T. và Thảo, D.V. 2024. NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÂY BÌNH VÔI NHỊ NGẮN (Stephanie brachyandra Diels) TẠI THÁI NGUYÊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả