BIẾN DỊ VỀ SINH TRƯỞNG, SẢN LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG HẠT MẮC CA (Macadamia) KHẢO NGHIỆM TẠI THẠCH THÀNH, THANH HÓA


Các tác giả

  • Phạm Thu Hà Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên
  • Nguyễn Đức Kiên Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Phan Đức Chỉnh Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Dương Hồng Quân Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Biến dị, sinh trưởng, năng suất,, chất lượng,, Mắc ca

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá được biến dị về sinh trưởng, năng
suất, và chất lượng hạt của 21 dòng vô tính Mắc ca (Macadamia) khảo
nghiệm tại Thạch Thành, Thanh Hóa. Kết quả nghiên cứu ghi nhận có sự
phân hóa rõ về các tính trạng đường kính, chiều cao, đường kính tán cây
của các dòng Mắc ca khảo nghiệm ở tuổi 6 và tuổi 8. Các tính trạng về
năng suất hạt, đường kính quả, đường kính hạt, và đường kính nhân hạt
cũng có sự phân hóa rõ rệt. Thứ tự xếp hạng của các dòng về năng suất hạt
bình quân có sự đồng nhất rất lớn ở giai đoạn tuổi 6 và tuổi 7, theo đó các
dòng năng suất cao ở tuổi 6 cũng đồng thời là các dòng có năng suất cao ở
tuổi 7. Các dòng A38, OC và A4 có năng suất cao và vẫn duy trì trong
nhóm tốt ở các độ tuổi nghiên cứu. Có sự tương đồng giữa đường kính hạt
và đường kính nhân, các dòng có hạt to thường có nhân to và ngược lại.
Các dòng có nhân hạt lớn gồm A4, A38, A16, 842, 816 và 849 có đường
kính nhân trung bình từ 1,75 đến 1,83 cm. Kết quả đánh giá cũng cho thấy
việc đánh giá năng suất hạt và đường kính nhân hạt Mắc ca qua các năm là
rất cần thiết để xác định được chính xác tiềm năng của giống.

Tài liệu tham khảo

1. Du Preez, 2015. Study on Macadamia Nut Quality. MSc Thesis. Stellenbosch University.

2. Lê Đình Khả, 2015. Trồng Macadamia ở Australia. NXB Nông nghiệp, Hà Nội (tái bản lần thứ 1), 72 trang.

3. Nguyễn Đức Kiên, Hoàng Thị Lụa, Chris Harwood, Delia Catacutan, Mai Trung Kiên, 2013. Kết quả đánh giá khả năng thích nghi và năng suất quả các dòng Macadamia ở vùng Tây Bắc, Việt Nam. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp 3/2013, trang 2988 - 2999.

4. Nguyễn Đức Kiên, 2015. Khảo nghiệm giống và đánh giá khả năng phát triển cây Mắc ca tại Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

5. QĐ 2039/QĐ-BNN-TCLN, 2011. Về việc công nhận giống tiến bộ kỹ thuật (QĐ số 2039/QĐ-BNN-TCLN ngày 01/09/2011). Bộ NN&PTNT (01/09/2011).

6. QĐ65/QĐ-BNN-TCLN, 2013. Công nhận giống cây trồng lâm nghiệp mới. Bộ NN&PTNT (11/01/2013).

7. QĐ 761/QĐ -BNN - TCLN, 2019. Công nhận giống cây trồng lâm nghiệp. Bộ NN&PTNT (06/03/2019).

Tải xuống

Số lượt xem: 15
Tải xuống: 22

Đã xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Hà, P.T., Kiên, N. Đức, Chỉnh, P. Đức và Quân, D.H. 2024. BIẾN DỊ VỀ SINH TRƯỞNG, SẢN LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG HẠT MẮC CA (Macadamia) KHẢO NGHIỆM TẠI THẠCH THÀNH, THANH HÓA. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 5 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >> 

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.