KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT TRỒNG CÂY HOÀNG ĐẰNG


Các tác giả

  • Dương Văn Thảo Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên
  • Phạm Thị Thu Thủy Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng

Từ khóa:

Cây thuốc, Fibraurea tinctoria Lour, gây trồng, Hoàng đằng

Tóm tắt

Cây Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour) đã được gây trồng làm dược liệu ở một số nơi do những ưu điểm vượt trội về dược tính và khả năng thích nghi tốt. Tuy nhiên, chưa có nhiều kết quả nghiên cứu về kỹ thuật trồng loài cây này. Nghiên cứu này đã được thực hiện nhằm xác định mật độ trồng, độ tàn che và phân bón thích hợp cho cây Hoàng đằng. Kết quả nghiên cứu tại Nghệ An cho thấy mật độ trồng không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây Hoàng đằng. Độ tàn che cũng không ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính nhưng có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng chiều dài thân. Hai công thức bón thúc phân 0,2 kg NPK +1 kg phân chuồng hoai hoặc 0,3 kg phân vi sinh Sông Gianh/cây/năm cho sinh trưởng tốt nhất. Qua đó cho thấy, có thể trồng cây Hoàng đằng dưới tán rừng có độ tàn che 0,4 - 0,6, mật độ 4.400 cây/ha và bón 0,2 kg NPK +1 kg phân chuồng hoai/cây/năm hoặc 0,2 kg NPK + 0,3 kg phân vi sinh Sông Gianh/cây/năm. Để phát triển thành công loài cây này cần hoàn thiện kỹ thuật trồng thâm canh đồng thời tiến hành nghiên cứu chọn giống, nhân giống và phòng trừ sâu bệnh hại cây Hoàng đằng.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Bình An, 2011. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, phân bố và khả năng nhân giống của hai loài Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour) và Lá khôi (Ardisia gigantifolia Stapf) tại Vườn Quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hoá, Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

2. Võ Văn Chi, 2012. Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.

3. Lê Đoàn Duy, 2023. Thuyết minh đề tài cấp tỉnh Nghiên cứu bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen cây dược liệu Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria) tại Ninh Bình. Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình, Ninh Bình.

4. Trần Ngọc Hải, Nguyễn Viết Khoa, 2008. Kỹ thuật gây trồng một số loài cây lâm sản ngoài gỗ. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Phạm Hữu Hạnh, Hà Văn Năm, 2014. Kết quả nghiên cứu nhân giống cây Hoàng đằng tại Quảng Ninh. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, 6: 1-7.

6. Lecomte H, Humbert H, GagnepainF, 1923. "Flore générale de l'Indo-Chine" Masson.

7. On TV, Quyen D, Jones B, Wunder J, Russell-Smith J, 2001. A survey of medicinal plants in Bavi National Park, Vietnam: methodology and implications for conservation and sustainable use. Biological Conservation, 97: 295-304.

8. Purwaningsih I, Maksum IP, Sumiarsa D, Sriwidodo S, 2023. A review of Fibraurea tinctoria and its component, berberine, as an antidiabetic and antioxidant. Molecules, 28: 1294.

9. Nguyễn Tập, 2006. Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam. Tạp chí Dược liệu, 11: 97-105.

10. Nguyễn Tập, 2019. Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam 2019. Tạp chí Dược liệu, 24: 319-328

11. Vũ Văn Thông, 2020. Báo cáo tổng kết đề tài “Khai thác và phát triển nguồn gen cây Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria) tại một số tỉnh miền núi phía Bắc phục vụ nhu cầu làm thuốc" NVQG 2016/01. Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội.

12. Lâm Ngọc Thiềm, Phạm Hoàng Ngọc, Long LK, 2012. Dùng phương pháp tính lượng tử để xác định cấu trúc của 7,8 - Dehidro - colubin (Fibleucin) được tách chiết từ cây Hoàng đằng. Bài báo được trình bày tại Hội nghị Khoa học và Công nghệ Hóa học hữu cơ toàn quốc lần thức IV, Hà Nội.

13. Hoàng Đình Trọng, 2020. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học và nhân giống cây Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour) bằng phương pháp giâm hom tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Hà Nội.

14. UBND tỉnh Quảng Ninh, 2020. Quyết định số 4618/QĐ-UBND ngày 15/12/2020 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Đề án khung bảo tồn nguồn gen tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025. Quảng Ninh.

15. Viện Dược liệu, 2004. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

Tải xuống

Đã xuất bản

02-12-2023

Số lượt xem tóm tắt

81

PDF Tải xuống

36

Cách trích dẫn

[1]
Thảo, D.V. và Thủy, P.T.T. 2023. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT TRỒNG CÂY HOÀNG ĐẰNG. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 5 (tháng 12 2023), 33–39.

Số

Chuyên mục

Bài viết