NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY S Ấ U TÍA ( Sandoricum indicum Cav.) B Ằ NG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOMvv


Các tác giả

  • Nguyễn Kiên Cường Trung tâm Nghiên cứu Thực Nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ
  • Đỗ Thị Ngọc Hà Trung tâm Nghiên cứu Thực Nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ
  • Phùng Văn Tỉnh Trung tâm Nghiên cứu Thực Nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ
  • Trần Hữu Biển Trung tâm Nghiên cứu Thực Nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ
  • Võ Đại Hải Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Minh Thanh Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Trần Nhật Trường K61 - CNSH - Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại Đồng Nai
  • Trần Nhật Trường K61 - CNSH - Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại Đồng Nai

Từ khóa:

Cây Sấu tía,, nhân giống vô tính, chất kích thích ra rễ

Tóm tắt

Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu nhân giống vô tính cây Sấu tía
(Sandoricum indicum Cav.) bằng phương pháp giâm hom. Kết quả nghiên
cứu cho thấy sử dụng chất kích thích ra rễ IBA là tốt nhất so với 2 loại IAA
và NAA. Tỷ lệ ra rễ và các chỉ số ra rễ đạt được cao nhất khi sử dụng IBA
với nồng độ 3.000 ppm: Tỷ lệ ra rễ đạt 79,2%, số rễ trung bình/hom đạt
21,6 rễ, chiều dài trung bình rễ dài nhất đạt 7,3 cm và chỉ số ra rễ đạt 157,7;
Thời gian xử lý chất kích thích cho hom 3 phút đạt tỷ lệ ra rễ 77,5%, số rễ
trung bình/hom đạt 20,2, chiều dài trung bình rễ dài nhất đạt 7,2 cm và chỉ
số ra rễ đạt 144,2; Nghiên cứu tuổi cây mẹ lấy hom: Tỷ lệ ra rễ của hom
Sấu tía giảm dần khi tuổi cây mẹ lấy hom tăng lên. Hom từ cây mẹ 6 tháng
tuổi cho tỷ lệ ra rễ và các chỉ số ra rễ cao nhất: Tỷ lệ ra rễ đạt 79,2%; số rễ
trung bình/hom đạt 19,9 rễ, chiều dài trung bình rễ dài nhất đạt 7,2 cm và
chỉ số ra rễ đạt 142,4; Ở vùng Đông Nam Bộ, giâm hom vào mùa khô
(tháng 1 đến tháng 3) cho kết quả tốt nhất, đạt tỷ lệ ra rễ 79,2%, số rễ trung
bình/hom 18,4; chiều dài trung bình rễ dài nhất đạt 6,7 cm và chỉ số ra rễ là
123,2; Giá thể giâm hom có ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ và chất lượng rễ của
hom. Giá thể tốt nhất cho giâm hom Sấu tía là 100% cát đạt các giá trị: tỷ lệ
ra rễ 84,2%; số rễ trung bình/hom đạt 19,6 rễ, chiều dài trung bình rễ dài
nhất 6,9 cm và chỉ số ra rễ 135,9.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Kiên Cường, Đỗ Thị Ngọc Hà và Kiều Phương Anh, 2017. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và biện pháp kỹ thuật trồng Sấu tía nhằm cung cấp gỗ lớn tại vùng Đông Nam Bộ. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, Chuyên san năm 2017, tr 123 - 131.

2. Phạm Hoàng Hộ, 2000. Cây cỏ Việt Nam, Quyển II, NXB trẻ, TP Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Văn Hợp, 2018. Thành phần loài thực vật được sử dụng làm thức ăn của cộng đồng Chơ Ro tại Khu bảo tồn thiên nhiên, văn hóa Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp số 1/2018, Tr 103 - 112.

4. Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh, 1993. Cây gỗ kinh tế ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, tr 519 - 520.

5. Tống Thị Lệ Hằng, 2012. Khảo sát thành phần hóa học của vỏ cây và vỏ trái cây Sấu đỏ (Sandoricum indicum Cav.) thu hái ở tỉnh Bình Dương. Luận văn thạc sĩ.

6. Lê Đình Khả, (2003. Chọn tạo giống và nhân giống cho một số loài cây trồng chủ yếu ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, tr 156 - 163

7. Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi, 1996. Xử lý thống kê và kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong Nông Lâm nghiệp trên máy vi tính. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Tải xuống

Số lượt xem: 18
Tải xuống: 7

Đã xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Cường, N.K., Ngọc Hà, Đỗ T., Tỉnh , P.V., Biển, T.H., Hải, V. Đại, Thanh, N.M., Trường, T.N. và Trường, T.N. 2024. NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY S Ấ U TÍA ( Sandoricum indicum Cav.) B Ằ NG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOMvv. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 > >>