NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÂY XẠ ĐEN Celastrus hindsii Benth.et Hook BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM TẠI XÃ BÌNH THANH, HUYỆN CAO PHONG, TỈNH HÒA BÌNH


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Oanh Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường Rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Văn Nghĩa Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường Rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Thanh Hải Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường Rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Thị Thu Hằng Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường Rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Trần Văn Cao Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường Rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Cây xạ đen,, giâm hom, nhân giống,, tỉnh Hòa Bình

Tóm tắt

Xạ đen (Celastrus hindsii Benth.) là loài cây dược liệu có nhiều giá trị trong y học (có tác dụng trị viêm gan, bệnh dạ dày, mụn nhọt, ung thư và chống lại virus HIV,...). Xạ đen cũng là một loài cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao ở một số địa phương của tỉnh Hoà Bình. Hiện nay, nhu cầu sử dụng Xạ đen ở nước ta rất lớn, đặc biệt là Xạ đen có nguồn gốc tại tỉnh Hòa Bình. Tuy nhiên, hạt Xạ đen có chứa dầu nên khả năng tái sinh hạt của chúng không cao dẫn đến nguy cơ cạn kiệt loài cây này ngoài tự nhiên do bị khai thác một cách triệt để. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu nhân giống Xạ đen bằng phương pháp giâm hom đã được thực hiện tại xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình nhằm cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc tạo cây giống Xạ đen có chất lượng, góp phần tạo sinh kế bền vững cho người dân cũng như phát triển bền vững cho loài cây dược liệu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, xử lý hom Xạ đen bằng chất kích thích sinh trưởng NAA có nồng độ 2.000 ppm cho kết quả tốt nhất (sau 60 ngày giâm có đạt 83,33% hom sống, 74,41% hom ra rễ, số rễ trung bình/hom đạt 7,23 rễ/hom, chiều dài trung bình rễ dài nhất đạt 5,82 cm và chỉ số ra rễ đạt 42,08. Nghiên cứu cũng cho thấy thời điểm giâm hom thích hợp nhất là vào mùa xuân (sau 60 ngày giâm, tỷ lệ sống 80,71%, số hom ra rễ 72,43%, số rễ trung bình/hom 6,21 rễ/hom và chiều dài trung bình rễ dài nhất là 5,14 cm và chỉ số ra rễ đạt 31,62). Trong các loại hom thí nghiệm, hom giữa có khả năng nhân hom tốt nhất (sau 60 ngày giâm có tỷ lệ sống và tỷ lệ ra rễ tương ứng đạt 75,02% và 72,23%; số rễ trung bình đạt 5,89 rễ/hom, chiều dài trung bình rễ dài nhất đạt 4,76 cm và chỉ số ra rễ đạt 28,0

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Tiến Bằng, Ngô Văn Cầm, 2020. Nhân giống cây Xoay (Dialium cochinchiensis Pierr) bằng phương pháp giâm hom. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 6.

2. Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn, 2006. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Tập I, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

3. Trần Hữu Biển, Ôn Thị Kim Tú, 2018. Kết quả nhân giống vô tính bằng hom loài Giáng hương Pterocarpus macrocarpus Kurz. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 1.

4. Võ Văn Chi, 2012. Từ điển Cây thuốc Việt Nam, tập I. NXB Y Học, Hà Nội. Tr 947.

5. Nguyễn Kiên Cường, Đỗ Thị Ngọc Hà, Phùng Văn Tỉnh, Trần Hữu Biển, Võ Đại Hải, Nguyễn Minh Thanh, Trần Nhật Trường, 2021. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây Sấu tía (Sandoricum indicum Cav.) bằng phương pháp giâm hom. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 4

6. Đỗ Ngọc Dương, Ngô Xuân Minh, Bùi Thị Huyền, Trần Anh Tuấn, 2019. Kết quả bước đầu nghiên cứu nhân giống cây Giổi ăn hạt Michelia tonkinensis A.Chev bằng phương pháp giâm hom tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Thanh Hóa. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 3.

7. Phạm Thanh Loan, Hoàng Mai Thảo, Vũ Xuân Dương, Bùi Quang tiến, Đinh Thị Thuỳ Dương, 2020. Nhân giống cây Xạ đen (Celastrus hindsii) bằng phương pháp giâm hom. Tạp chí Khoa học và công nghệ Đại Học Hùng Vương.

8. Phan Thanh Nghị, Nguyễn Văn Hùng, Trịnh Thị Thon, Phạm Thu Hà, 2020. Nghiên cứu nhân giống cây Tùng đen (Diospyros vaccinioides Lindl.) tại Quảng Ninh. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 3.

9. Nguyễn Thị Bích Ngọc, 2021. Ngiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Đẳng sâm Campanumoea javanica (Blume) Hook. F&Thoms phân bố tự nhiên tại Sơn La. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 6.

10. Kim Ngọc Quang, Nguyễn Mai Thơm, Võ Đại Hải, 2020. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Ba kích (Morinda officinalis How) tại Bắc Giang. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 4.

11. Hoàng Thanh Trường, Lê Thị Thuý Hòa, Bùi Văn Trọng, Nguyễn Lê Uyển Như, Nguyễn Thành Mến, 2021. Khả năng ra rễ và chồi của cây hom Dum vàng Rubus ellipticus var. obcordatus trong nhà kính tại lâm Đồng, Việt Nam. Tạp chí khoan học Lâm nghiệp, số 6.

12. Kuo Y. H. and Yang-Kuo L. M., 1997. Antitumour and anti-AIDS triterpenes from Celastrus hindsii. Phytochemistry. 44: 1275 - 1281.

13. Tran Dang Xuan, Tran Duc Viet, Truong Mai Van, Yusuf Andriana, Ramin Rayee and Hoang Dung Tran, 2019. Comprehensive Fractionation of Antioxidants and GC-MS and ESI-MS Fingerprints of Celastrus hindsii Leaves. Medicines 2019, 6(2), 64.

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

19

PDF Tải xuống

1

Cách trích dẫn

[1]
Oanh, N.T., Nghĩa, N.V., Hải, N.T., Hằng, N.T.T. và Cao, T.V. 2024. NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÂY XẠ ĐEN Celastrus hindsii Benth.et Hook BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM TẠI XÃ BÌNH THANH, HUYỆN CAO PHONG, TỈNH HÒA BÌNH. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả