ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN ÁNH SÁNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LÁT HOA VÀ MỨC ĐỘ BỊ HẠI DO SÂU ĐỤC NGỌN


Các tác giả

  • Nguyễn Minh Chí Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Đỗ Việt Hồng 2 Ban quản lý rừng phòng hộ Si Ma Cai, Lào Cai 3 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên
  • Phạm Thu Hà Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên
  • Nguyễn Văn Thái Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

Từ khóa:

Ánh sáng, cây Lát hoa, sâu đục ngọn, diệp lục

Tóm tắt

Cây Lát hoa được trồng phổ biến nhưng chúng thường bị Sâu đục ngọn
(Hypsipyla robusta) tấn công khi trồng rừng thuần loài, gây ảnh hưởng
nhiều đến sinh trưởng và chất lượng hình thân. Nghiên cứu sự ảnh hưởng
của điều kiện ánh sáng đến mức độ gây hại của Sâu đục ngọn đối với cây
Lát hoa tại tỉnh Hòa Bình và Nghệ An cho thấy rừng trồng Lát hoa ở giai
đoạn 2 năm tuổi trong điều kiện che sáng 10 đến 30% sinh trưởng tốt cả về
đường kính và chiều cao. Đặc biệt, khi điều kiện che sáng 20% cây sinh
trưởng tốt nhất (D
1,3 = 3,5 - 3,7 cm, Hvn = 3,6 - 4,1 m) và ít bị sâu đục ngọn.
Với điều kiện chiếu sáng 100% (che sáng 0%), lá cây có hàm lượng diệp
lục tổng số và tỷ lệ diệp lục a/b cao nhất, tương ứng là 3,27 và 3,61
mg/gam. Ngược lại, cây được che sáng 50% lá có hàm lượng diệp lục và tỷ
lệ diệp lục a/b thấp nhất. Hàm lượng đạm tổng số (N), lân tổng số (P2O5) và
kali tổng số (K2O) trong lá đạt cao nhất khi che sáng 10-30%. Để phát triển
hiệu quả rừng trồng Lát hoa, các phương thức trồng cần được tập trung
nghiên cứu, đặc biệt là các giải pháp điều tiết chế độ ánh sáng cho cây ở
giai đoạn dưới 3 năm tuổi

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Bá Chất (1994). Lát hoa-một loài cây gỗ quý bản địa cần được quân tâm phát triển. Tạp chí Lâm nghiêp, 11: 19.

2. Nguyễn Bá Chất (1996). Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và biện pháp kỹ thuật gây trồng nuôi dưỡng Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss). Luận án phó tiến sỹ nông nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

3. Nguyễn Minh Chí, Dương Xuân Tuấn, Lê Bảo Thanh (2019). Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến khảnăng bị sâu đục ngọn của cây Lát hoa tại vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 20: 67-73.

4. Duong K.T., Quynh V.V., Tho N.T., & Hung N.V. (2017). Effect of canopy closure on chlorophyll content and anatomy structure of Castanopsis boisii leaves in the regeneration stage in Bac Giang and Hai Duong, Viet Nam. Journal of Forestry Science and Technology, 2: 75-86.

5. Nguyễn Văn Độ (2002). Kết quả điều tra thành phần và mức độ hại của sâu đục ngọn trên một số loài cây thuộc họ xoan. Thông tin KHKT Lâm nghiệp, 3: 12-13.

6. Nguyễn Văn Độ (2003). Nghiên cứu sinh học, sinh thái và biện pháp quản lý tổng hợp Sâu đục ngọn Hypsipyla robusta hại cây Lát Chukrasia tabularis tại một số địa điểm ở miền Bắc Việt Nam. Luận án tiến sỹ nông nghiệpViện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

7. Griffiths M.W., Wylie R., Lawson S., Pegg G., McDonald J. (2004). Known or potential threats from pests and diseases to prospective tree species for high value timber plantings in northern Australia. Prospects for highvalue hardwood timber plantations in the 'dry' tropics of northern Australia, Mareeba.

8. Grodzinxki A.M and Grodzinxki D.M., (1981). Sách tra cứu tóm tắt về sinh lý thực vật (Nguyễn Ngọc Tân và Nguyễn Đình Huyên dịch). NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

9. Lê Đình Khả, Hà Huy Thịnh, Phan Thanh Hương và Mai Trung Kiên (2005). Trồng Lát hoa dưới tán Keo dây, một biện pháp lâm sinh có hiệu quả. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 67: 77-80.

10. Hà Thị Mừng và Lại Thanh Hải (2017). Một số đặc điểm sinh lý của cây Xoan nhừ (Choerospondias axillaris). Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, 1: 35-41.

11. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2007). Át lát cây rừng Việt Nam, tập 1. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 249 trang.

12. Pinyopusarerk K., Kalinganire A., (2003). "Domestication of Chukrasia" (No. 435-2016-33717).

13. Đào Ngọc Quang (2008). Hạn chế tác hại của Sâu đục ngọn Hypsipyla robusta Moore bằng biện pháp che bóng. Thông tin KHKT Lâm nghiệp, 1: 512-518.

14. Anon (1974). Indian Timbers. Chickrassy. Compiled at the Editorial Board, Forest Research Institute and Colleges, Dehra Dun, India. Information Series, 15: 9p.

15. Boland, D.J., (2000). Toona ciliata. Forestry Compendium Global Module. CAB International, Wallingford, UK.

16. Cunningham S.A., Floyd R.B., Griffiths M.W., Wylie F.R., (2005). Patterns of host use by the shoot-borer Hypsipyla robusta comparing five Meliaceae tree species in Asia and Australia. Forest Ecology and Management, 205(1): 351-357.

17. Eungwijarnpanya S., (2001). Hypsipyla shoot borers of Meliaceae in Thailand. In Hypsipyla shoot borers in Meliaceae (ACIAR Proceedings), 22-23.

18. Opuni-Frimpong E., Karnosky D.F., Storer A.J., Cobbinah J.R., (2008). Silvicultural systems for plantation mahogany in Africa: influences of canopy shade on tree growth and pest damage. Forest Ecology and Management, 255(2): 328-333.

19. Samontry X., (2001). Hypsipyla shoot borers of Meliaceae in Lao PDR. In Hypsipyla shoot borers in Meliaceae (ACIAR Proceedings), 20-21.

20. Varma R.V., (2001). Hypsipyla shoot borers of Meliaceae in India. In Hypsipyla shoot borers in Meliaceae (ACIAR Proceedings), 7-9

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

3

PDF Tải xuống

2

Cách trích dẫn

[1]
Chí, N.M., Hồng , Đỗ V., Hà, P.T. và Thái, N.V. 2024. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN ÁNH SÁNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LÁT HOA VÀ MỨC ĐỘ BỊ HẠI DO SÂU ĐỤC NGỌN. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>