NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ, SINH THÁI VÀ TÁI SINH CỦA GỤ LAU (Sindora tonkinensis A. Chev. Ex K. & S. S. Larsen) TẠI KHU DỰ TRỮ THIÊN NHIÊN ĐỘNG CHÂU - KHE NƯỚC TRONG, TỈNH QUẢNG BÌNH


Các tác giả

  • Vũ Đức Bình Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ https://orcid.org/0000-0002-3511-9058
  • Nguyễn Hải Thành Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Hoàng Văn Tuấn Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Lê Công Định Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Nguyễn Thị Thanh Nga Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ https://orcid.org/0009-0003-0693-6803
  • Nguyễn Du Trung tâm Quy hoạch thiết kế Nông Lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế; Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế
  • Nguyễn Văn Lợi Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế
  • Trương Minh Quảng Khu Dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong
DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.1011

Từ khóa:

Gụ lau, phân bố, sinh thái, tái sinh, Động Châu - Khe Nước Trong

Tóm tắt

Gụ lau (Sindora tonkinensis A. Chev. Ex K. & S. S. Larsen) thuộc họ Đậu (Fabaceae), đây là loài cây gỗ lớn, quý hiếm, gỗ tốt thuộc nhóm I theo TCVN 12919-2 năm 2019. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, Gụ lau phân bố rải rác trong rừng tự nhiên ở các khu vực có độ cao tối đa đến 637 m so với mực nước biển, độ dốc bình quân dao động từ 50 đến 300, nhiệt độ bình quân năm dao động từ 24 đến 250C, nhiệt độ tối thấp trung bình năm là 16,60C và nhiệt độ tối cao trung bình năm là 34,20C. Lượng mưa trung bình năm từ 2000 đến 2500 mm. Độ ẩm trung bình năm từ 83 đến 84%. Gụ lau thích hợp với loại đất feralit nâu vàng phát triển trên đá mẹ Granit, tầng đất dày trên 50 cm, loại đất chua vừa đến rất chua (pHKCl < 4,5) và thành phần cơ giới gồm cát pha, thịt nhẹ, thịt trung bình. Khả năng tái sinh từ hạt của loài cây Gụ lau khá tốt với mật độ cây tái sinh từ 160 đến 347 cây/ha, trung bình là 258 cây/ha. Tổ thành các loài cây tái sinh vẫn giữ được ưu thế của tầng cây cao. Tuy nhiên, số lượng cây tái sinh triển vọng của cây Gụ lau là khá thấp do vậy cần có biện pháp khoanh nuôi bảo vệ các cá thể cây mẹ Gụ lau gieo giống và tiếp tục nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng nhân giống, gây trồng để bảo tồn và phát triển nguồn gen loài cây quý, hiếm này.

Tài liệu tham khảo

Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007. Sách đỏ Việt Nam, phần II: Thực vật. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

Bộ Khoa học và Công nghệ, 2019. Bộ TCVN 12619-2:2019 Gỗ - Phân loại, Phần 2: Theo tính chất vật lý và cơ học, Hà Nội.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2018. Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 về Quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2023. Thông tư số 16/2023/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 12 năm 2023 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 về Quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.

Chính phủ, 2021. Nghị định số 84/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000. Giáo trình thực vật rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Trần Minh Đức, Lê Thị Diên, Võ Thị Minh Phương, Trần Nam Thắng, Nguyễn Thị Thương, Lê Thái Hùng, Nguyễn Hợi, Hồ Đăng Nguyên, Huỳnh Thị Ngọc Diệp, Trần Quốc Cảnh, Lê Định Công, 2015. Kỹ thuật gây trồng một số loài cây thân gỗ. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Nguyễn Tử Kim, Nguyễn Đình Hưng, Đỗ Văn Bản, Nguyễn Tử Ưởng, 2015. Át-lát cấu tạo, tính chất gỗ, tre Việt Nam tập II . Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Phí Hồng Hải, Phùng Văn Phê, 2020. Điều tra khảo sát mở rộng, xác định khu phân bố, đánh giá đặc điểm lâm học và chọn lọc cây đại diện cho loài Gụ lau tại tỉnh Thừa Thiên Huế và Hà Tĩnh. Báo cáo chuyên đề đề tài: Bảo tồn nguồn gen cây rừng. Viện KHLN Việt Nam, Hà Nội.

Trần Hợp, 2002. Tài nguyên cây gỗ Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

Hoàng Văn Sâm, Nguyễn Trọng Đại, 2019. Thực vật quý, hiếm tại Khu Bảo tồn thiên nhiên tỉnh Hà Tĩnh. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp số 3/2019. Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Bình, 2024. Báo cáo thuyết minh Phương án Quản lý rừng bền vững Khu Dự trữ Thiên nhiên Đông Châu - Khe Nước Trong, tỉnh Quảng Bình, đến năm 2030.

Nguyễn Hải Thành, Phạm Xuân Đỉnh, Nguyễn Thị Liệu, Vũ Đức Bình, Lê Công Định, Hà Văn Thiện, Lê Xuân Toàn, Phạm Tiến Hùng, 2020. Một số đặc điểm lâm học của cây Gụ lau (Sindora tonkinensis A. Chev. Ex K. & S. S. Larsen) tại Quảng Bình. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 5 năm 2020. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr27-38.

Võ Đặng Xuân Thọ, 2019. Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc lâm phần và tái sinh của cây Gụ lau (Sindora tonkiensis) ở Khu bảo tồn Thiên nhiên Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Luận văn Thạc sỹ Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế.

Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi, 1996. Xử lý thống kê và kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong Nông lâm nghiệp trên máy vi tính, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, 2020. Quyết định số 3208/QĐ-UBND ngày 04/9/2020 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc thành lập Ban Quản lý Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong.

Đã xuất bản

07-01-2025

Số lượt xem tóm tắt

1

PDF Tải xuống

Cách trích dẫn

[1]
Vũ Đức, B., Nguyễn Hải, T., Hoàng Văn, T., Lê Công, Định, Nguyễn Thị Thanh, N., Nguyễn, D., Nguyễn Văn, L. và Trương Minh, Q. 2025. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ, SINH THÁI VÀ TÁI SINH CỦA GỤ LAU (Sindora tonkinensis A. Chev. Ex K. & S. S. Larsen) TẠI KHU DỰ TRỮ THIÊN NHIÊN ĐỘNG CHÂU - KHE NƯỚC TRONG, TỈNH QUẢNG BÌNH. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. (tháng 1 2025). DOI:https://doi.org/10.70169/VJFS.1011.

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả