ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC VÀ KHẢ NĂNG TÁI SINH CỦA LOÀI CÂY ĐINH MẬT ( Fernandoa brillettii (Dop.) Steenis) TẠI T ỈNH THÁI NGUYÊN


Các tác giả

  • Dương Văn Thảo Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên
  • Vũ Phạm Thảo Vy Trường Đại học Y - Dược - Đại học Thái Nguyên
  • Vũ Văn Thông Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Vy Anh

Từ khóa:

Đinh mật (Fernandoa brillettii (Dop.) Steenis),, đặc điểm lâm học,, vật hậu,, tái sinh,, Thái Nguyên, bảo tồn, nguồn gen

Tóm tắt

Đinh mật (Fernandoa brillettii (Dop.) Steenis), là loài cây gỗ lớn, gỗ trắc có vân thớ đẹp, được sử dụng làm đồ thủ công mỹ nghệ, đồ dùng gia đình. Gỗ đứng đầu trong nhóm “tứ thiết” trong bảng phân loại gỗ của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổ thành loài cây rừng nơi có cây Đinh mật phân bố rất đa dạng về số lượng loài, số lượng cá thể của từng loài tham gia vào công thức tổ thành từ 7 đến 11 loài tham gia. Mức độ quan trọng của Đinh mật trong công thức tổ thành ở các ô tiêu chuẩn (OTC) là khác nhau. Chỉ có 2/10 OTC là có sự tham gia của cây Đinh mật vào công thức tổ thành. Đinh mật phân bố ở những lâm phần có độ tàn che từ 0,3 - 0,5 và trung bình là 0,38. Điều này cho thấy loài cây Đinh mật phân bố ở nơi có độ tàn che khá thấp. Cấu trúc tổ thành cây tái sinh chủ yếu là các loài cây ưa sáng mọc nhanh. Cây Đinh mật tái sinh có tổ thành cao chỉ suất hiện ở OTC 4 và có hệ số tổ thành là 1,88. Cây tái sinh Đinh mật có nguồn gốc hạt là 53 cây chiếm 59,5%, cây tái sinh chồi là 40,5%. Chất lượng tái sinh cây Đinh mật: Cây tốt đạt 31,5%, cây trung bình đạt 33,7%, cây xấu chiếm 34,8%. Cây tốt chủ yếu là cây có cấp chiều cao từ 0 - 1 m. Cây Đinh mật tái sinh có triển vọng chiếm 25,8%. Kết quả theo dõi vật hậu học loài Đinh mật cho thấy thời gian ra nụ từ ngày10/4 đến ngày 20/7; thời gian ra hoa từ ngày 10/5 đến ngày 30/7; Thời gian ra quả từ ngày 10/6 đến ngày 30/11

Tài liệu tham khảo

1. Bộ môn Nghiên cứu phục hồi rừng. Khoa Khoa học, Đại học Chieng Mai, 2008. Hướng dẫn nghiên cứu phục hồi các hệ thống sinh thái rừng nhiệt đới.

2. Phùng Văn Phê, 2013. Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn các loài thực vật bị đe dọa tuyệt chủng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò, Hòa Bình. Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 29, số 4, trang 36 - 43.

3. Quyết định số 2150/QĐ-UBND ngày 18/10/2013, phê duyệt Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp tỉnh giai đoạn 2014 - 2020 của UBND tỉnh Thái Nguyên.

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

13

PDF Tải xuống

2

Cách trích dẫn

[1]
Thảo, D.V., Vy, V.P.T. và Thông, V.V. 2024. ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC VÀ KHẢ NĂNG TÁI SINH CỦA LOÀI CÂY ĐINH MẬT ( Fernandoa brillettii (Dop.) Steenis) TẠI T ỈNH THÁI NGUYÊN. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết