THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRI ỂN RỪNG TRỒNG KEO LAI THEO HƯỚNG KINH DOANH GỖ LỚN QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH TẠI T ỈNH QUẢNG TR


Các tác giả

  • Trần Thị Thúy Hằng Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
  • Hoàng Huy Tuấn Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
  • Phạm Cường Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

Từ khóa:

Gỗ lớn, hộ gia đình, keo lai, Quảng TRỊ, thực trạng

Tóm tắt

Trồng rừng theo hướng kinh doanh gỗ lớn là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện chiến lược tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. Tính đến năm 2019, toàn tỉnh Quảng Trị có 3.687,7 ha rừng trồng keo theo hướng kinh doanh gỗ lớn, trong đó rừng do các hộ gia đình trồng là 914,5 (chiếm 24,8%). Kết quả đánh giá tình hình sinh trưởng các mô hình trồng rừng gỗ lớn ở địa bàn nghiên cứu (huyện Cam Lộ và huyện Hải Lăng) cho thấy: mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn (tuổi 5) có sinh trưởng cao hơn so với mô hình trồng rừng gỗ nhỏ. Rừng chuyển hóa gỗ nhỏ sang gỗ lớn ở tuổi 8 đã đạt trên 70% cây đứng có D 1,3 từ 15 cm trở lên (đạt yêu cầu gỗ lớn đối với thị trường), các hộ gia đình đã bán rừng chuyển hóa ở tuổi 8 nhằm hạn chế được rủi ro do gió, bão và cháy rừng. Phát triển các mô hình trồng rừng keo lai cung cấp gỗ lớn ở quy mô hộ gia đình ở tỉnh Quảng Trị bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau và được chia thành 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến trồng rừng gỗ lớn: (i) Đặc điểm của khu đất trồng rừng (độ dốc, thiên tai); (ii) Năng lực của hộ gia đình (diện tích rừng trồng, nguồn vốn, chu kỳ kinh doanh, kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn); (iii) Chính sách hỗ trợ của Nhà nước; và (iv) Thị trường. Việc ra quyết định trồng rừng gỗ lớn của hộ gia đình bị chi phối bởi 5 nhân tố: thiên tai, nguồn vốn, chu kỳ kinh doanh, giá gỗ và diện tích đất trồng rừng

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2012. Quyết định số 2728/QĐ-BNN-CB phê duyệt “Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2018. Thông tư số 29/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định vềcác biện pháp lâm sinh.

3. Tek, N.M., Son, H.L., Geoff C., Hung V.D., & Nghia, T.Đ, 2017. Comparing the financial returns from acacia plantations with diferent plantation densities and rotation ages in Vietnam. Forest Policy and Economics 83 (pp. 80 - 87).

4. Tổng cục Lâm nghiệp, 2017. Báo cáo tổng kết của Dự án “Trồng rừng thâm canh gỗ lớn và chuyển hóa rừng cung cấp gỗ nhỏ sang gỗ lớn (2014 - 2016)

5. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, 2017. Công văn số 4972/UBND-CN ngày 06/10/2017 về chủ trương cấp phép đầu tư các dự án chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

6. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, 2020. Quyết định số 607/QĐ-UBND ngày 04 tháng 3 năm 2020 về Công bốhiện trạng rừng năm 2019 tỉnh Quảng Trị.

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

9

PDF Tải xuống

6

Cách trích dẫn

[1]
Hằng, T.T.T., Tuấn, H.H. và Cường, P. 2024. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRI ỂN RỪNG TRỒNG KEO LAI THEO HƯỚNG KINH DOANH GỖ LỚN QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH TẠI T ỈNH QUẢNG TR. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả