ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CÂY THUỐC ĐƯỢC CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THÁI SỬ DỤNG TẠI XÃ CHIỀNG MAI, HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA


Các tác giả

  • Phạm Đức Thịnh Trường Đại học Tây Bắc
  • Nguyễn Thanh Sơn Trường Đại học Tây Bắc

Từ khóa:

Cây thuốc, dân tộc Thái, Sơn La, xã Chiềng Mai

Tóm tắt

Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá đa dạng và giá trị sử dụng của tài nguyên cây thuốc được cộng đồng dân tộc Thái tại xã Chiềng Mai, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La sử dụng. Các phương pháp: phỏng vấn, điều tra tuyến, thu thập mẫu, định danh loài, đánh giá chỉ số sử dụng của các loài cây thuốc được sử dụng trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Kết quả bước đầu đã xác định được 243 loài, 196 chi, thuộc 89 họ được cộng đồng dân tộc Thái ở khu vực nghiên cứu sử dụng trong phòng và chữa bệnh. Các bộ phận được sử dụng nhiều nhất để làm thuốc là lá, thân và rễ. Nghiên cứu đã xác định được 14 nhóm bệnh (theo WHO, 2018) được chữa trị bằng kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc Thái tại khu vực nghiên cứu, trong đó các nhóm bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất: nhóm bệnh về tiêu hóa, nhóm bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa, nhóm bệnh da liệu và nhóm bệnh về hệ xương cơ hoặc mô liên kết. Chỉ số sử dụng (UI) các loài cây thuốc của người dân tộc Thái tại khu vực nghiên cứu dao động từ 0,12 - 0,99 trong đó nhóm cây có chỉ số sử dụng từ 0,76 - 0,99, số loài nhiều nhất với 81 loài chiếm 33,33%. Nghiên cứu xác định trong các loài cây thuốc được người dân sử dụng có 25 loài nguy cấp - quý hiếm cần được ưu tiên bảo tồn. Kết quả nghiên cứu là cơ sở đề xuất các giải pháp bảo tồn nguồn tài nguyên thực vật làm thuốc tại xã Chiềng Mai, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Tiến Bân, 1997. Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Viêt Nam. NXB. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007. Sách đỏ Việt Nam, Phần II: Thực vật. NXB. KHTN & CN, Hà Nội.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2000. Tên cây rừng Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Võ Văn Chi, 2003. Từ điển thực vật thông dụng. NXB. KHKT, Tp. Hồ Chí Minh, tập 1.

Chính phủ, 2021. Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2021 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Phạm Hoàng Hộ, 2000. Cây cỏ Việt Nam. NXB. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, tập 1, 2, 3.

Hoàng Thị Thanh Hà, 2016. Đa dạng các loài cây thuốc của cộng đồng dân tộc Thái tại xã É Tòng, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Tạp chí Khoa học Tự nhiên và Công nghệ trường Đại học Tây Bắc, (6), tr. 115-119.

Trần Hợp, 2003. Tài nguyên cây gỗ Việt Nam. NXB. Nông nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh.

Nguyễn Tập, 2007. Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam. Viện Dược liệu, 23 trang.

Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007. Các phương pháp nghiên cứu thực vật. NXB. ĐH Quốc gia, Hà Nội.

De Lucena, R.F.P., E. de Lima Araujo & U.P. de Albuquerque, 2007. Does the local availability of woody Caatinga plants (north-eastern Brazil) explain their use value? Economic Botany 61: 347-361.

Martin, G.J., 1995. Ethnobotany: A Methods Manual. Chapman and Hall, London, UK, pp. 1.

Martin, G.J., 2004. Ethnobotany: A Methods Manual. Earthscan Publications Ltd., London, pp. 01.

Phillips, O. & A.H. Gentry, 1993. The useful plants of Tambopata, Peru: Statistical hypotheses tests with a new quantitative technique. Economic Botany 47: 15-32.

Hoang Van Sam, Pieter Baas & Paul J.A. Kebler. 2008. Traditional medicinal plants in Ben En national park, Vietnam. BLUMEA 53: 569-601.

Thanh Son Nguyen, Nian He Xia, Tran Van Chu, Hoang Van Sam, 2019. Ethonobotanical study on medicinal plants in traditional markets of Son La province, Vietnam. Forest and Society. Vol. 3(2): 171-198.

WHO- ICD- 11 for Mortality and Morbidity Statistics 2018. https://icd.who.int/browse11/l-m/en#

Tải xuống

Đã xuất bản

01-06-2024

Số lượt xem tóm tắt

45

PDF Tải xuống

9

Cách trích dẫn

[1]
Thịnh, P. Đức và Sơn, N.T. 2024. ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CÂY THUỐC ĐƯỢC CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THÁI SỬ DỤNG TẠI XÃ CHIỀNG MAI, HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 6 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả