NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRE LUỒNG TẠI TỈNH THANH HÓA


Các tác giả

  • Nguyễn Thanh Sơn Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Trần Hoàng Quý Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Hoàng Thị Nhung Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Trần Hồng Vân Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Nguyễn Thị Vân Anh Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Phạm Văn Viện Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Zhou Yan China National Bamboo Research Center, PR. China
  • Yu Hui China National Bamboo Research Center, PR. China

Từ khóa:

Chuỗi giá trị, Luồng, giá trị gia tăng, giá trị sản phẩm,, Thanh Hóa

Tóm tắt

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp tre Luồng ở tỉnh Thanh Hóa. Kết quả điều tra, phỏng vấn các đối tượng liên quan (nhà quản lý, chủ rừng, những người thu mua cây và các cơ sở chế biến Luồng) kết hợp với việc đo đếm 60 ô tiêu chuẩn hình tròn với diện tích 500 m2/ô tại rừng trồng Luồng tại 5 huyện gồm Ngọc Lặc, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Sơn và Quan Hóa đã cho thấy (i) Nguồn thu từ bán Luồng cây biến động từ 5,68 đến 15,38 triệu đồng/ha/năm, (ii) Giá trị gia tăng (GTGT) bởi các hoạt động thu gom mang lại từ 1,25 - 1,66 lần, (iii) Các chuỗi sản phẩm chế biến từ Luồng có giá trị gia tăng khác nhau: Với các chuỗi sản phẩm sử dụng nguyên liệu Luồng cây với giá nguyên liệu từ 1.000 đ/kg - 1.250 đ/kg thì chuỗi sản xuất ra sản phẩm Luồng ép khối có GTGT cao nhất từ 4,62 - 5,77 lần, tiếp đến chuỗi sản xuất ra sản phẩm than hoạt tính ống GTGT là 2,40 - 3,00 lần, chuỗi sản xuất ra
sản phẩm đũa tinh có GTGT là 2,24 - 2,81 lần và chuỗi sản xuất ra sản phẩm đũa thô có GTGT thấp nhất chỉ 1,04 - 1,31 lần. Với các chuỗi sản xuất sử dụng nguyên liệu sơ chế thì chuỗi sản xuất ra sản phẩm than hoạt tính sử dụng mấu mắt có GTGT cao nhất là 2,50 - 3,39 lần, tiếp đến là chuỗi sản xuất ra sản phẩm bột giấy sử dụng phôi bào GTGT là 3,24 lần và thấp nhất là chuỗi sản xuất ra sản phẩm chân hương sử dụng thanh tre không mắt có GTGT chỉ 1,26 -1,44 lần.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2000. Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 22:2000. Quy phạm kỹ thuật trồng và khai thác cây Luồng.

2. FAO. 2007. World bamboo resources. A thematic study prepared in the framework of the Global Forest Resources Assessment 2005.

3. Nguyen Thanh Son, Zhou Yan,.. (2016). Promoting bamboo industrialization through value chain in China, Nepal and Viet Nam.

4. Nguyễn Hoàng Nghĩa, Trần Văn Tiến, 2007. Kết quả xây dựng danh sách Tre trúc Việt Nam. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, Số 1-2007, Trang 249 - 258.

5. Ohrnberger, D., 1999. The Bamboos of the World: Annotated Nomenclature and Literature of the Species and the Higher and Lower Taxa. Elsevier, Amsterdam.

6. Quyết định số 5429/QD-UBND ngày 24/12/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt và công bố kết quả kiểm kê rừng tỉnh Thanh Hóa (thuộc Dự án tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013-2016).

7. San Chen, Zhong Zheng and Pingsha Huang. 2011. Sustainable Development for Bamboo Industry in Anji, Zhejiang Province of China. Research Journal of Environmental Sciences 5 (3) 279 - 287.

8. http://en.people.cn/90882/7775771.html

9. www.china.org.cn/travel/2012-03/31/content_25036617.htm

10. http://skhdt.thanhhoa.gov.vn/portal/Pages/2017-1-19/Tinh-hinh-kinh-te--xa-hoi-nam-2016-ke-hoach-phattegdhs6.aspx

11. http://thongtinquyhoach.thanhhoa.gov.vn/vi/quanhuyen/thanh-hoa/4946

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

9

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Sơn, N.T., Quý, T.H., Nhung, H.T., Vân, T.H., Anh, N.T.V., Viện, P.V., Yan, Z. và Hui, Y. 2024. NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRE LUỒNG TẠI TỈNH THANH HÓA . TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 > >>