TÌNH HÌNH GÂY HẠI, ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LOÀI SÂU ĂN LÁ (Eurema blanda Boisduval, 1836 ) HẠI KEO LAI VÀ KEO TAI TƯỢNG TẠI TỈNH QUẢNG NA


Các tác giả

  • Trần Viết Thắng Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Lê Thị Xuân Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Trang A Tổng Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Eurema blanda,, keo lai,, Keo tai tượng

Tóm tắt

Keo lai và Keo tai tượng là những cây lâm nghiệp chính được trồng tại tỉnh
Quảng Nam. Tuy nhiên, hiện nay tại rừng trồng keo ở 6 huyện tại tỉnh Quảng
Nam đang bị loài sâu ăn lá có tên khoa học là Eurema blanda(Boisduval,
1836) thuộc giống Eurema, họ Pieridae, bộ Cánh vảy Lepidoptera gây hại.
Rừng trồng Keo tai tượng có tỷ lệ và mức độ bị hại cao hơn đối với rừng keo
lai. Trưởng thành cái có chiều dài thân trung bình 14,2 mm (±0,2); mặt trên
cánh trước màu vàng cam đậm, mặt dưới cánh trước có bốn vệt đen nhỏ kích
thước không đều (vệt lớn nhất có đường ranh giới màu tối, phía trong vệt có
màu sắc là màu nền của cánh), các vệt đen xếp thẳng hàng nằm song song so
với mép trên của cánh trước; mặt trên cánh sau màu vàng có viền cánh màu
đen nhỏ ở mép ngoài; mặt dưới cánh sau có các vệt đen, kích thước không
đều, số lượng nhiều hơn mặt dưới cánh trước, phân bố đều mặt dưới cánh
sau, mép ngoài cánh có các chấm đen nhỏ nằm trên gân cánh. Trưởng thành
đực có kích thước nhỏ hơn trưởng thành cái với chiều dài thân trung bình
13,5 mm (± 0,2). Phần cánh có cấu trúc và màu sắc giống như trưởng thành
cái nhưng các viền đen nhỏ hơn và nhạt hơn, bụng trưởng thành đực dài và
nhọn hơn. Trứng hình bầu dục, dài trung bình 1,2 mm (± 0,2), màu trắng sữa.
Sâu non có 5 tuổi, có 3 đôi chân ngực và 5 đôi chân bụng. Sâu non từ tuổi
1 đến tuổi 5 có chiều dài cơ thể trung bình lần lượt là 0,3 mm (± 0,1); 9,4
mm (± 0,3); 14,6 mm (± 0,3); 21,3 mm (± 0,2) và 26,6 mm (± 0,2). Nhộng
là dạng nhộng màng, có móc bám, chiều dài trung bình 17,2 mm (± 0,3)

Tài liệu tham khảo

1. Jeratthitikul, E., Lewvanich, A., Butcher, B. A., & Lekprayoon, C., 2009. A taxonomic study of the genus Eurema Hübner,[1819](Lepidoptera: Pieridae) in Thailand. Tropical Natural History, 9(1), 1-20.

2. Vũ Văn Liên, Vũ Quang Côn, Phạm Việt Hùng, Trần Thị Thanh Bình, 2014. Kết quả nghiên cứu bướm (Lepidoptera: Rhopalocera) ở 3 khu rừng đặc dụng miền Trung Việt Nam: Đắkrông, Bạch Mã, Núi Bà-Núi Chúa. Hội nghị Côn trùng học Quốc Gia lần thứ 8, 106-115.

3. Nilanjan, R., Joshi K.C., Bhowmik A.K., 1995. A new report of Eurema blandaBiosduval (Lepidoptera : Pieridae) as a major pest of Pithecellobium dulce Benth. Indian Forester, 121 (7): 665-666.

4. Bùi Xuân Phương, 2005. Bước đầu nghiên cứu thành phần loài bướm ngày (Rhopalocera: Lepidoptera) của Vườn Quốc gia Phú Quốc. Tap chí Sinh học, 27(3): 19-25.

5. Đỗ Anh Tuấn, Lê Trọng Sơn, 2008. Kết quả điều tra thành phần loài và đặc điểm phân bố của nhóm bướm ngày (Rhopalocera: Lepidoptera) ở khu vực Nhà máy Thủy điện A Vương, tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, (49): 199-207.

6. Roychoudhury, N. S., Sambath and Joshi, K. C., 1995. New record of Eurema blandaBoisduval and Euurema hecabe Linaeus (Lepidoptera: Pieridae) as major pests of Sesbaniaspp. J. Tropical Forestry.

7. Yata, O., 1989. A revision of the Old World species of the genus Eurema Hubner (Lepidoptera, Pieridae) I. Phylogeny and zoogeography of the subgenus Terias Swainson and description of the subgenus Eurema Hubner. Bull. Kitakyushu Mus. nat. Hist., 9, 1-103.

8. Tiêu chuẩn quốc gia - TCVN 8927, 2013. Phòng trừ sâu hại cây rừng - Hướng dẫn chung.

9. https://butterflycircle.blogspot.com/search?q=eurema+blanda

10. http://butterfliesvietnam.blogspot.com/2015/08/70-eurema-blanda-three-spot-grass-yellow.html

11. Đặng Kim Tuyến, 2012. Nghiên cứu thành phần sâu ăn lá thuộc bộ Cánh vảy (Lepidoptera) hại cây Muồng đen (Cassia siamea lamk), đặc điểm sinh học, sinh thái học của sâu hại chính và biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, 160tr

Tải xuống

Số lượt xem: 7
Tải xuống: 1

Đã xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Thắng, T.V., Xuân, L.T. và Tổng, T.A. 2024. TÌNH HÌNH GÂY HẠI, ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LOÀI SÂU ĂN LÁ (Eurema blanda Boisduval, 1836 ) HẠI KEO LAI VÀ KEO TAI TƯỢNG TẠI TỈNH QUẢNG NA. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 6 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả