BỆNH THỐI RỄ QUẾ Ở GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DỊCH BỆNH Ở TỈNH LÀO CAI


Các tác giả

  • Vũ Văn Định Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Đặng Như Quỳnh Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Lê Thị Xuân Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Thị Loan Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Phạm Văn Nhật Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Trần Nhật Tân Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Cây Quế (Cinnamomum cassia), chỉ số bệnh, tính gây bệnh, tỷ lệ bị bệnh

Tóm tắt

Cây quế (Cinnamomum cassia) thuộc họ Long não (Lauraceae) là cây đa tác dụng. Trước đây, cây quế chỉ bán được vỏ, hiện nay, thân, cành, lá đều bán được với giá cao. Thân Quế sau khi bóc vỏ bán cho các cơ sở chế biến gỗ làm ván ghép thanh, ván sàn, đồ gia dụng hoặc làm cột chống... Các sản phẩm từ Quế có giá trị xuất khẩu đem lại nguồn lợi kinh tế to lớn. Ngoài lợi ích về mặt kinh tế, cây quế còn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen quý cây bản địa. Hiện nay diện tích rừng trồng Quế ở nước ta khoảng 40.000ha, ở miền Bắc Việt Nam, Quế phân bố chủ yếu ở các tỉnh Yên Bái, Lào Cai và Quảng Ninh. Trong những năm tới vùng trồng Quế tiếp tục được mở rộng trên cả phương diện quy mô và diện tích.
Trước sự gia tăng nhanh về mặt diện tích nên nhiều vườn ươm và rừng trồng Quế của một số địa phương đang đứng trước nguy cơ bị sâu bệnh hại. Nguyên nhân gây bệnh chết héo Quế ở giai đoạn vườn ươm của huyện Bảo Thắng, huyện Bảo Yên, huyện Bắc Hà và huyện Văn Bàn của tỉnh Lào Cai do nấm gây bệnh vùng rễ (Phytophthora cinnamomi; Pythium vexans) gây hại. Để phòng trừ cây bị bệnh trong giai đoạn vườn ươm cần áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp như: tiêu hủy những cây bị bệnh nặng, sử dụng thuốc hóa học (Ridomil 72WP nồng độ 0,5-1%; Thuốc Agrifos 400 nồng độ 0,5-1% với liều lượng 4 lít/100m2) phun từ 2 đến 3 lần mỗi lần cách nhau từ 10 đến 15 ngày.
Khi đóng bầu gieo ươm cây con có thể sử dụng một số chế phẩm sinh học: Trichoderma hoặc chế phẩm sinh học khác có khả năng đối kháng với nấm gây bệnh vùng rễ để hạn chế bệnh hại. Trước khi gieo ươm cần dọn vệ sinh vườn ươm, lên luống thoát nước, tránh để luống bầu bị ngập úng, khử trùng bằng thuốc hóa học hoặc vôi bột. Trong quá trình chăm sóc cây phải sử dụng nguồn nước tưới sạch không có mầm mống của bệnh hại.

Tài liệu tham khảo

1. Agrios G.N., 2005. Plant pathology, 5thedition. Elsevier Academic Press: San Diego, California.

2. ANGIS, 2005. BioManager by ANGIS: Australian National Genome Information Services,http://www.angis.org.au.

3. Burgess L.W., Knight T.E., Tesoriero L. và Phan H.T., 2009. Cẩm nang chuẩn đoán bệnh cây ở Việt Nam. Chuyên khảo ACIAR số 129a, 210pp. ACIAR: Canberra.

4. Gardes, M. and Bruns, T. D., 1993. ITS primers with enhanced specificity for basidiomycetes - Applification to the identification of mycorrhizae and rusts. Molecular Ecology 2: 113-118.

5. Hamm B.P. and Hansen M.E., 1987. Identification of Phytophthora spp. known to Attact Conifers in the Pacific Northwest. Northwest Science Vol 61 No 2, p103-109.

6. Hoàng Cầu, 1993. “Phân vùng sinh thái và mở rộng vùng trồng Quế ở nước ta”. Tạp chí Lâm nghiệp số 4, trang 12.

7. Felsenstein, J., 1989. PHYLIP - Phylogeny Inference Package (Version 3.2). Cladistics 5: 164-166.

8. Pearson, W. R. and Lipman, D. J., 1998. Improved Tools for Biological Sequence Analysis. Proceedings of the National Academy of Science, USA 85: 2444-2448.

9. Phạm Quang Thu, Đặng Như Quỳnh, Lê Thị Xuân, Nguyễn Hoài Thu, 2010. “Bệnh héo rũ cây Lim xanh ở giai đoạn vườn ươm và biện pháp quản lý bệnh” Tạp chí Nông nghiệp  PTNT số 18, Tr. 75 - 79.

10. Phạm Quang Nam, Nguyễn Minh Chí, Phạm Quang Thu, 2015. “Đánh giá ảnh hưởng của phân vi sinh MF1 đến sinh trưởng và kháng bệnh hại Keo tai tượng và Keo lá tràm trong giai đoạn vườn ươm” Tạp chí Nông nghiệp  PTNT số 17, Tr. 119 - 126.

11. Phạm Quang Thu, Đặng Như Quỳnh, Bernard Dell, 2013. “NấmPhytophthora cinnamomi gây bệnh thối rễ Keo tai tượng (Acacia mangium) ở Yên Sơn Tuyên Quang” Tạp chí Bảo vệ thực vật số 3, Tr.3- 9.

12. Phạm Quang Thu, 2016. “Điều tra thành phần loài nấm gây bệnh thối rễ thuộc họ Pythiaceae gây hại Keo tai tượng và keo lai ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam” Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam số 1 Tr.4251-4256.

13. Phytophthora Technical Group, 2006. Phytophthora Management Guidline. (Second Edition), Government of South Australia.

14. Raeder, U. and Broda, P., 1985. Rapid preparation of DNA from filamentous fungi. Letters in Applied Microbiology 1: 17-20.

15. Thompson, J. D., Higgins, D. G and Gibson, T. J., 1994. CLUSTALW: improving the sensitivity of progressive multiple sequence alignment through sequence weighting, position-specific gap penalties and weight matrix choice. Nuc. Acids Res. 22: 4673-4680.

16. Vũ Văn Định và Phạm Quang Thu, 2011. Bệnh khô cành ngọn Keo tai tượng ở miền Bắc Việt Nam và biện pháp quản lý bệnh. Tạp chí Nông nghiệp  PTNT số 23, Tr. 99 - 105.

Tải xuống

Đã xuất bản

29-01-2024

Số lượt xem tóm tắt

14

PDF Tải xuống

14

Cách trích dẫn

[1]
Định, V.V., Quỳnh, Đặng N., Xuân, L.T., Loan, N.T., Nhật, P.V. và Tân, T.N. 2024. BỆNH THỐI RỄ QUẾ Ở GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DỊCH BỆNH Ở TỈNH LÀO CAI . TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 1 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>