SỬ DỤNG ẢNH VỆ TINH VÀ GIS ĐỂ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG RỪNG TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GIỚI QUẦN ĐẢO CÁT BÀ


Các tác giả

  • Nguyễn Văn Tuấn Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Huy Hoàng Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Ninh Việt Khương Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Trịnh Ngọc Bon Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Hoàng Thanh Sơn Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Trần Hoàng Quý Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Trần Hoàng Quý Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Đặng Thị Hải Hà Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Phùng Đình Trung Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Trần Hải Long Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Trần Cao Nguyên Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Phạm Tiến Dũng Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Trương Trọng Khôi Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Trần Hồng Vân Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Triệu Thái Hưng Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Lê Hồng Liên Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

GIS,, ảnh Landsat 8, ảnh Google Earth, hiện trạng rừng, Cát Bà

Tóm tắt

Ứng dụng công nghệ viễn thám (phân tích ảnh vệ tinh) và hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong việc đánh giá và quản lý tài nguyên rừng, đặc biệt là việc xây dựng bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Bài báo này trình bày kết quả việc sử dụng ảnh Landsat 8, ảnh Google Earth và kết quả điều tra thực địa để xây dựng bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng năm 2020 tại Khu dữ trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà. Phân tích ảnh Landsat 8 bằng phương pháp phân loại tự động với phần mềm eCognition Developer để phân tách ra các đối tượng khác nhau, sau đó sử dụng ảnh Google Earth có độ phân giải cao để rà soát, hiệu chỉnh, và bổ sung hiện trạng. Nghiên cứu đã xác định được tổng diện tích rừng và các loại đất khác là 20.462,38 ha tại khu vực nghiên cứu, trong đó diện tích có rừng là 9.821,16 ha; diện tích đất có cây gỗ tái sinh là 4.661,2 ha; diện tích đất trống là 3.546,16 ha; diện tích đất nông nghiệp là 424,18 ha; diện tích bãi cát là 53,47 ha; diện tích đất khác là 997,21 ha; diện tích mặt nước là 959,0 ha. Nghiên cứu này cung cấp những dữ liệu về diện tích các loại đất, loại rừng theo trạng thái và bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng Khu d ữ trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà, giúp cho các đơn vị quản lý có nguồn tài liệu kham khảo tốt trong công tác đánh giá hiện trạng rừng, từ đó đề xuất các giải pháp bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng và b ảo tồn đa dạng sinh học.

Tài liệu tham khảo

1. Thông tư số: 33/2018/TT-BNN&PTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.

2. Quyết định 689/QĐ-TCLN-KL của Tổng cục Lâm nghiệp về tài liệu hướng dẫn xây dựng, biên tập bản đồ điều tra, kiểm kê rừng.

3. Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, 2016. Quyết định về việc phê duyệt kết quả kiểm kê rừng thành phốHải Phòng.

4. Trần Quang Bảo, 2017. Ứng dụng GIS và viễn thám trong phân tích thực trạng và đánh giá diễn biến tài nguyên từng tại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.

5. http://catba.net.vn/

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

16

PDF Tải xuống

4

Cách trích dẫn

[1]
Tuấn, N.V., Hoàng , N.H., Khương, N.V., Bon, T.N., Sơn, H.T., Quý, T.H., Quý, T.H., Hà, Đặng T.H., Trung, P. Đình, Long, T.H., Nguyên , T.C., Dũng, P.T., Khôi, T.T., Vân, T.H., Hưng, T.T. và Liên, L.H. 2024. SỬ DỤNG ẢNH VỆ TINH VÀ GIS ĐỂ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG RỪNG TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GIỚI QUẦN ĐẢO CÁT BÀ. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 6 > >>