ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG LẬP ĐỊA TỈNH BÌNH PHƯỚC
Từ khóa:
Đánh giá tiềm năng, vùng tiềm năng, phân loại lậ, bản đồ lập địa,, Bình PhướcTóm tắt
Đánh giá tiềm năng lập địa là một trong những yêu cầu kỹ thuật quan trọng nhằm cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch sử dụng lập địa bền vững. Sử dụng công nghệ lập trình, lưới cơ sở dữ liệu lập địa tỉnh Bình Phước và kỹ thuật phân tích không gian bằng hệ thống thông tin địa lý, nghiên cứu này đã: (i) Xác định được hệ thống
thang điểm theo các tiêu chí, chỉ tiêu phân loại lập địa. (ii) Lượng hóa được tiềm năng cho mỗi điểm lập địa (mỗi ô vuông trên lưới dữ liệu). (iii) Phân cấp tiềm năng lập địa cho mỗi điểm lập địa. (iv) Xây dựng bản đồ phân vùng tiềm năng lập địa tỉnh Bình Phước. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉnh Bình Phước có 174.298,02 ha đất lâm nghiệp, trong đó: 77.141,75 ha (44,26% DTLN) có tiềm năng lập địa cấp 1; 81.028,08 ha
(46,49% DTLN) có tiềm năng lập địa cấp 2; 15.404,19 ha (8,84% DTLN) có tiềm năng lập địa cấp 3; 724 ha (0,24% DTLN) có tiềm năng lập địa cấp 4. Các kết quả nghiên cứu này đóng góp cho việc cải thiện quản lý sử dụng đất ở cấp địa phương của Bình Phước.
Tài liệu tham khảo
1. Ngô Đình Quế, 2011. Phân chia lập địa lâm nghiệp. Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.
2. Đỗ Đình Sâm và Nguyễn Ngọc Bình, 2001. Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp. NXB Thống kê, Hà Nội.
3. Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế và Vũ Tấn Phương, 2005. Hệ thống đánh giá đất lâm nghiệp Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
4. Ông Văn Thông, 2001. Bài mẫu ứng dụng Visual FOXPRO 6.0. NXB Thống kê, TP. Hồ Chí Minh
5. Michael A., Alice A., Marl A., Richard L.C., Jay V.S., Richard S., Authur Y, 1996. Using Visual Foxpro 5.QUE Corporation, United States of America, 924 pages.
6. FAO, 1984. Land evaluation for forestry, Rome, 124 pages.
7. Statpoit Technologies, Inc, 2010. Centurion XVI user manual. www.STATGRAPHICS.com