ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP XỬ LÝ THỰC BÌ ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG TRỒNG MỘT SỐ LOÀI KEO Ở QUẢNG NINH


Các tác giả

  • Nguyễn Huy Sơn Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Phạm Đình Sâm Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Vũ Tiến Lâm Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Hồ Trung Lương Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Keo tai tượng,, Keo lá tràm,, keo lai,, xử lý thực bì để trồng rừng, Quảng Ninh

Tóm tắt

Keo tai tượng (Acacia mangium), Keo lá tràm (A. auriculiformis) và keo lai
(Acacia hybrids) là những loài cây trồng rừng chủ lực ở nước ta hiện nay. Xử lý thực bì trước khi trồng rừng là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng cần được quan tâm nghiên cứu. Trong phạm vi nghiên cứu này đã bố trí 3 công thức thí nghiệm xử lý thực bì, gồm: 1/ Phát thực bì toàn diện và rải đều vật liệu hữu cơ trên diện tích; 2/ Phát thực bì toàn diện và gom vật liệu hữu cơ thành luống theo đường đồng mức; 3/ Phát thực bì cục bộ theo rạch (băng chừa rộng 1 m, rạch chặt rộng 2m). Sau 2 năm trồng khả năng sinh trưởng của keo tai tượng đã khác nhau rõ rệt giữa các công thức xử lý thực bì khác nhau, ở các công thức xử lý thực bì toàn diện sinh trưởng cao hơn, đường kính ngang ngực (D1,3) từ 6,35 - 6,97 cm, chiều cao vút ngọn (Hvn) từ 6,54 - 7,12 m; trong khi đó ở công thức xử lý thực bì theo rạch chỉ đạt các trị số tương ứng là 6,09 cm và
6,30 m. Sau 2 năm trồng, sinh trưởng của Keo lá tràm ở các công thức xử lý thực bì chưa khác nhau rõ rệt, đường kính dao động từ 5,03 - 5,52 cm, chiều cao dao động từ 6,02 - 6,32 m. Tương tự như vậy, sau 2 năm trồng, keo lai sinh trưởng ở các công thức xử lý thực bì cũng chưa khác nhau rõ rệt, đường kính (D1,3) từ 6,81 - 7,16 cm, chiều cao (Hvn) từ 7,12 - 7,72 m. Vì vậy, với nền rừng tự nhiên nghèo kiệt có chiều cao thảm thực vật dưới 7 m, để trồng Keo tai tượng cần phải xử lý thực bì toàn diện và rải đều vật liệu hữu cơ trên diện tích hoặc gom thành luống theo đường đồng mức (không đốt) để trồng rừng Keo lá tràm và keo lai có thể xử lý thực bì toàn diện (không đốt), nhưng nên xử lý theo rạch có nhiều lợi ích hơn.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2018. Quyết định số 1187/QĐ-BNN-TCLN về Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2017 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, ngày 03/4/2018.

2. MacDicken. K. G, 1994. Seletion And Management of Nitrogen - fĩing Tree, FAO, 1994.

3. Nguyễn Huy Sơn, 2006. Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ để phát triển gỗ nguyên liệu cho xuất khẩu. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước giai đoạn 2001 - 2005. Mã số KC. 06.05.NN. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Hà Nội - 2006.

4. Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi, 1996. Xử lý thống kê và kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong Nông Lâm nghiệp trên máy vi tính, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình, 2005. Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu trong lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

6. www.nhandan.com.vn, 2018. Trồng rừng thâm canh cây keo lai theo hướng bền vững. Báo Nhân dân điện tử ngày 24/7/2018.

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

3

PDF Tải xuống

1

Cách trích dẫn

[1]
Sơn, N.H., Sâm, P. Đình, Lâm, V.T. và Lương, H.T. 2024. ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP XỬ LÝ THỰC BÌ ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG TRỒNG MỘT SỐ LOÀI KEO Ở QUẢNG NINH . TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 3 4 > >> 

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.