Đặc điểm thấm nước của đất dưới rừng trồng Quế và Keo tại vùng đầu nguồn của Việt Nam


Các tác giả

  • Pham Thuy Linh Vietnam National University of Forestry, Ha Noi, Viet Nam
  • Bui Xuan Dung Vietnam National University of Forestry, Ha Noi, Viet Nam
  • Tran Quang Bao Vietnam National University of Forestry, Ha Noi, Viet Nam

Từ khóa:

Rừng trồng keo,, rừng trồng quế,, thấm nước theo không gian, tốc độ thấm nước của đất,, thực vật che phủ

Tóm tắt

Để xác định đặc điểm thấm nước của đất dưới rừng trồng Quế và Keo, chúng tôi đã sử dụng vòng đo đôi tốc độ thấm ở 15 vị trí khác nhau cho mỗi loại hình rừng trồng. Cụ thể, tại khu vực sườn trên, sườn giữa và sườn dưới ở mỗi loại rừng đều tiến hành đo 5 lần khác nhau. Thời gian đo được thực hiện từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2017. Ngoài ra, thuốc nhuộm đồng thời được sử dụng ở các 3 điều kiện: đất trồng Keo, Quế và đất có cỏ che phủ để xác định đặc điểm thấm nước của đất theo không gian sâu và ngang. Các yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm thấm nước như dung trọng, độ xốp, độ che phủ và độ ẩm của đất cũng được phân tích. Sau khi thực hiện nghiên cứu, một số phát hiện chính là: (1) Tốc độ thấm nước của đất ở cả hai loại rừng có xu hướng giảm dần theo thời gian. Cả tốc độ thấm nước ban đầu và ổn định của rừng keo (tương ứng 13,5 và 2,2 mm/phút) đều cao hơn so với rừng Quế (lần lượt là 9.0 và 1,3 mm/phút). Lượng nước thấm tính theo giờ ở cả 2 loại hình rừng đều không cao và có nguy cơ lớn xuất hiện dòng chảy bề mặt tại khu vực nghiên cứu; (2) Đặc điểm thấm nước theo không gian ở các loại hình rừng và đất có cỏ che phủ là khác nhau. Nước có xu hướng thấm sâu và diện tích thấm lớn nhất ở đất có cỏ che phủ (1177 cm2 bề rộng và 70 cm độ sâu ở lớp 4, cách chỗ đổ thuốc nhuộm 10 cm) và giảm dần ở các loại hình rừng. Diện tích thấm nước của đất dưới rừng keo (90 đến 427 cm2) lớn hơn rừng Quế, trong khi độ sâu thấm nước của đất dưới rừng Quế (40 đến 60 cm) lại lớn hơn so với đất rừng Keo; (3) Tốc độ thấm có quan hệ chặt với thực vật che phủ, độ ẩm và độ xốp của đất.

Tài liệu tham khảo

1. Alaoui A, Goetz B, 2008, Dye tracer and infiltration experiments to investigate macrospore flow, Soil Science Section, Geoderma (Amsterdam) Journal, vol. 144,, pp. 279 - 286

2. Ben - Hur M, Wakindiki I.C, 2004, Soil mineralogy and slope effects on infiltration, interrill erosion, and slope factor, Water Resour. Res., vol 40, issue 3, pp. 34 - 42

3. Brockwell J, Suzette DS, Alison CJ and Waayers M, 2005, Nitrogen Fixation in Acacias: an Untapped Resource for Sustainable Plantations, Farm Forestry and Land Reclamation, pp.132 - 145

4. Chyba J, Kroulik M, Lev J and Kumhala F, 2013, Influence of soil cultivation and farm machinery passes on water preferential flow using brilliant blue dye tracer, Agronomy Research 2013 Vol.11, pp. 25 - 30

5. Dien PV. 2006. Research on water holding capacity in some types of vegetation cover in Hoa Binh Hydropower Plant. Doctorate in Agriculture, VietNam National University of Forestry.

6. Dowling A.J,Webb A.A, and Scanlan J.C,1986, Surface soil chemical and physical patterns in a brigalow -Dawson gum forest, central Queensland, Australian Journal of Ecology, vol. 11, pp. 45 - 47

7. Dune T, Zhang W, Aubry BF. 1991. Effects of rainfall, vegetation and microtopographyon infiltration and

runoff. Water Resources Res, vol 46, issue 7, pp. 67 - 74

8. Dung BX, Linh PT, Thuy TT, Linh NTM, Kha LN, Trang PTT, 2016, Infiltration characteristics of soil under Eucalyptus plantation forest in headwater of Viet Nam, Forestry Science and Technology magazine vol 2 (2017), pp. 63 - 74

9. Haws NW, Liu B, Boast CW, Rao PSC, Franzmeier DP, 2004, Spatial variability and measurement scale of infiltration rate on an agricultural landscape. Soil Science Society of America Journal vol 68, pp. 1818 - 1826

10. Horton RE, 1933. The role of infiltration in the hydrological cycle. Transactions, American Geophysical Union14, pp. 446 - 460

11. Onda Y, Yukawa N. 1995. The influence of understories on the infiltration capacities of Chamaecyparis obtusa plantation, Journal of Japanese Forestry Society vol 77, pp. 399 - 407

12. Pagliai M, Vignozzi N,2004, The Soil Pore System as an Indicator of Soil Quality, Soil and Tillage Research vol 79, pp. 131 - 143

13. Rotkittikhun P, Chaiyarat R, Kruatrechue M, Pokethitiyook M, Baker A, 2007, Effects of soil amendment on growh and lead accumulation in grasses Vetiveria zizanioides and Thysanolaena maxima grow in lead -contaminated soil, School of Botany Journal vol 66, pp. 45 - 53

14. Sharma ML, Gander GA, Hunt CG, 1980, Spatial variability of infiltration in a watershed. Journal of Hydrology vol 45, pp. 101 - 122

15. Weiler MH, McGuire KJ, and McDonnell JJ, 2002, Infiltration Dye Experiment, Journal of Hydrology vol 14,pp. 6 - 8

16. Zaslavsky D, and Sinai G, 1981, Surface hydrology: I-Flow in sloping, layered soil, Water Resource Research vol 42, pp. 142 - 149.

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

0

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Linh, P.T., Dung, B.X. và Bao, T.Q. 2024. Đặc điểm thấm nước của đất dưới rừng trồng Quế và Keo tại vùng đầu nguồn của Việt Nam. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả