ỨNG DỤNG GIS TRONG PHÂN CẤP ĐẦU NGUỒN LƯU VỰC LA NGÂU, HUYỆN TÁNH LINH, TỈNH BÌNH THUẬN


Các tác giả

  • Trần Thị Ngoan Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Văn Hợp Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Trần Quang Bảo Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Võ Minh Hoàn Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Hữu Thế Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân phú, Đồng Nai

Tóm tắt

Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu phân cấp đầu nguồn lưu vực La Ngâu, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Mục tiêu nghiên cứu là đề xuất các giải pháp sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý ứng với từng cấp đầu nguồn của lưu vực. Nghiên cứu sử dụng tiêu chí phân cấp đầu nguồn gồm độ cao, độ đốc và địa hình. Cơ sở phân chia cấp đầu nguồn dựa trên Quyết định số 61/2005/QĐ-BNN về tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ. Ứng dụng GIS chồng ghép các lớp bản đồ Raster để phân chia lưu vực La Ngâu thành 3 cấp đầu nguồn ứng với tiềm năng xói mòn và nguy cơ khô hạn. Để lựa chọn các kiểu sử dụng đất thích hợp, nghiên cứu tiến hành điều tra một số đặc điểm tầng cây cao, tầng cây thấp và lớp thảm khô tại 3 trạng thái rừng chính, gồm rừng trung bình, rừng phục hồi và rừng hỗn giao. Kết quả phân cấp đầu nguồn cho thấy, diện tích lưu vực thuộc cấp đầu nguồn 3 chiếm 25,1%; nằm chủ yếu trên địa bàn xã La Ngâu, La Dạ và Đa Mi. Diện tích cấp đầu nguồn 2 chiếm diện tích lớn nhất 62,2%; Cấp đầu nguồn 1 có diện tích nhỏ nhất 3479,9ha chiếm 12,7% tập trung chủ yếu tại xã La Ngâu và Đa Mi. Nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp quản lý và sử dụng đất hợp lý cho từng cấp lưu vực.

Tải xuống

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

5

PDF Tải xuống

6

Cách trích dẫn

[1]
Ngoan, T.T., Hợp, N.V., Bảo, T.Q., Hoàn, V.M. và Thế, N.H. 2024. ỨNG DỤNG GIS TRONG PHÂN CẤP ĐẦU NGUỒN LƯU VỰC LA NGÂU, HUYỆN TÁNH LINH, TỈNH BÌNH THUẬN. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>