ĐẶC TRƯNG CÁC TRẠNG THÁI RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN LƯU VỰC SÔNG PÔ KÔ, TỈNH KON TUM


Các tác giả

  • Huỳnh Văn Chung Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kon Tum

Từ khóa:

Kon Tum, lá kim, lá rộng thường xanh,, lưu vực sông Pô Kô

Tóm tắt

Sông Pô Kô nằm ở phía Tây của tỉnh Kon Tum, với diện tích lưu vực khoảng 316.676,2ha, chiếm 32,7% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó diện tích có rừng 164.685,4ha (RPH có 64.052,4ha, RĐD 11.909,6ha, RSX 78.931,1ha), chiếm 17,7% diện tích có rừng của toàn tỉnh, với trữ lượng khoảng 20,64 triệu m3, chiếm 24,8% tổng trữ lượng gỗ toàn tỉnh (83,3 triệu m3). Trạng thái rừng lá rộng thường xanh có diện tích lớn nhất, có 110.044ha, chiếm 66,8% diện tích có rừng toàn lưu vực và chiếm 24,9% diện tích rừng lá rộng thường xanh của toàn tỉnh. Rừng tre nứa có khoảng 150,72 triệu cây tre nứa các loại, chiếm 23,7% tổng trữ lượng tre nứa toàn tỉnh (637,1 triệu cây). Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân bố không đều giữa các đơn vị hành chính huyện, trong đó tập trung chủ yếu ở các huyện Đắc Glei có 56.604ha, chiếm 34,4% diện tích có rừng toàn lưu vực, Tu Mơ Rông (49.129ha, 29,8%), Đắk Hà (23.637ha,
14,4%), Đắk Tô (19.272ha, 11,7%). Cấu trúc phân bố số cây theo cấp đường kính của các trạng thái rừng lá rộng thường xanh và rừng lá kim có dạng phân bố giảm, số cây lớn nhất ở cỡ kính nhỏ nhất, và giảm dần khi cỡ kính tăng lên. Khi đường kính cây rừng tăng thì mật độ giảm, cỡ kính từ 15 - 20cm trở lên, mật độ cây rừng giảm theo thứ tự các trạng thái rừng: LRTX - G > LRTX -TB > LRTX - N > LRTX - PH và LK - G > LK - TB > LK - N > LK - PH

Tài liệu tham khảo

1. Trần Văn Con, 2015. Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp, phục hồi và quản lý hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn ở Tây Nguyên. Báo cáo tổng kết đề tài. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

2. Võ Đại Hải, 1996. Nghiên cứu các dạng cấu trúc rừng hợp lý cho rừng phòng hộ đầu nguồn ở Việt Nam. Luận án phó tiến sỹ khoa học nông nghiệp. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

3. Vương Văn Quỳnh, 2007. Nghiên cứu xác định diện tích và phân bố rừng cần thiết cho các địa phương. Báo cáo tổng kết đề tài. Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.

4. Nguyễn Văn Tuấn, 2014. Phân tích dữ liệu với R. Nxb Tổng hợp TP HCM.

5. Vu Tan Phuong, Nguyen Viet Xuan, Dang Thinh Trieu, Phung Dinh Trung, Nguyen Xuan Giap và Pham Ngọc Thanh, 2012. Tree allometric equation development for estimation of forest above - ground biomass in Viet Nam - Evergreen broadleaf, Deciduous, and Bamboo forests in the Central Highland region. UN - REDD Programme Vietnam.

Tải xuống

Số lượt xem: 2
Tải xuống: 4

Đã xuất bản

29-01-2024

Cách trích dẫn

[1]
Chung, H.V. 2024. ĐẶC TRƯNG CÁC TRẠNG THÁI RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN LƯU VỰC SÔNG PÔ KÔ, TỈNH KON TUM. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 1 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết