ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TỔN THƯƠNG VÙNG VEN BIỂN DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIỂN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH


Các tác giả

  • Nguyễn Hải Hòa Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Trần Thị Thanh Tâm Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Biến đổi khí hậu, chỉ số, giảm thiểu, thích ứng,, tổn thương, vùng ven biển

Tóm tắt

Quá trình khảo sát dọc tuyến ven biển, dựa vào đặc điểm địa hình, điều
kiện tự nhiên và kinh tế xã hội, nghiên cứu đã chọn 3 nhóm chỉ số để đánh
giá mức độ nguy cơ tổn thương: (i) chỉ số về địa hình và địa mạo; (ii) chỉ
số về sinh thái và môi trường và (iii) chỉ số về kinh tế và xã hội. Mỗi chỉ
số tổn thương được cho điểm từ 1 đến 5. Kết quả nghiên cứu cho thấy
tổng số chiều dài đường bờ ven biển là 21,3km, trong đó có 15,2km
đường bờ mức độ tổn thương thấp; 3,2km mức độ tổn thương trung bình;
2km mức độ tổn thương cao và 0,8km đường bờ biển có mức độ tổn
thương rất cao. Khu vực có mức độ tổn thương lớn nhất là khu vực đoạn
đầu của xã Thái Thượng, nơi tiếp giáp với Thị trấn Diêm Điềm và bên bờ
sông Diêm Hộ, tại đây có thảm thực vật thưa thớt, có độ xói mòn cao, cấu
trúc bảo vệ còn kém. Ngoài ra, khu vực thị trấn Diêm Điềm cũng nằm
trong mức độ tổn thương cao, do khu vực này hầu hết tập trung đông dân
làm nghề kinh doanh, buôn bán, độ rộng rừng ngập mặn là rất ít, hệ thống
đê bao đang xuống cấp dần, nơi đây lại tiếp giáp cửa sông đổ ra biển, do
đó, có thể nói đây là nơi có nguy cơ cao sẽ xảy ra các tai biến nguy hiểm.
Ngược lại, tại khu vực xã Thụy Trường, Thụy Xuân, Thụy Hải lại có mức
độ tổn thương thấp nhất, do tại đây có độ rộng rừng ngập mặn lớn và
tương đối đồng đều, tốc độ bồi tụ lớn, hệ thống đê bao vững chắc, đảm
bảo an toàn, dân số cách xa đê biển.

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Thị Hằng Nga, 2013. Sử dụng mô hình Mike 21 đánh giá quá trình lan truyền nhiệt vùng cửa sông Trà Lý dưới ảnh hưởng của nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2. Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Nguyễn Minh Thảo, 2013. Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình và đề xuất các giải pháp để phát triển. Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Cục thống kê tỉnh Thái Bình, 2011. Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2011, NXB Thống kê Hà Nội.

4. Abdou Khouakhi, Snoussi, Saida Niazi and Otmane Raji, 2013. Vulnerability assessment of Al Hoceima bay(Moroccan Mediterranean coast): a coastal management tool to reduce potential impacts of sea -level rise and storm surges.

5. E. Robert Thieler and Erika S. Hammar-Klose, 2000. National Assessment of Coastal Vulnerability to SeaLevel Rise: Preliminary Results for the U.S. Pacific Coast.

6. Gulizar Ozyurt and Aysen Ergin, 2010. Improving Coastal Vulnerability Assessments to Sea-Level Rise: A New Indicator-Based Methodology for Decision Makers

7. Pamela A. O. Abuodha and Colin D. Woodroffe, 2010. Assessing vulnerability to sea-level rise using a coastal sensitivity index: a case study from Southeast Australia.

8. Paulo H.G.O. Sousa, Eduardo Siegle and Moysés Gonsalez Tessler, 2012. Vulnerability assessment of Massaguaçú Beach (SE Brazil)

Tải xuống

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

3

PDF Tải xuống

5

Cách trích dẫn

[1]
Hòa, N.H. và Tâm, T.T.T. 2024. ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TỔN THƯƠNG VÙNG VEN BIỂN DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIỂN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>