XÂY DỰNG CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG BIỆN PHÁP KỸ THUẬT LÂM SINH CHO RỪNG TỰ NHIÊN TẠI VÙNG ĐỆM VƢỜN QUỐC GIA CHƢ MOM RAY TỈNH KON TUM


Các tác giả

  • Huỳnh Văn Chung Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kon Tum

Từ khóa:

Đặc điểm tái sinh, Cấu trúc N-D, Cấu trúc N-H,, Cấu trúc tổ thành,, Vùng đệm Vườn quốc gia Chư Mom Ray

Tóm tắt

Nhằm cung cấp các cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho công
tác quản lý bền vững rừng tại vùng đệm Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, bài báo đã nghiên cứu
một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh của các trạng thái rừng IIB, IIIA1, IIIA2, IIIA3 tại xã Rờ Kơi.
Cấu trúc tổ thành tầng cây cao ở các trạng thái rừng có sự khác nhau. Số loài biến động từ 20-45
loài, trong đó trạng thái IIIA3 có số lượng loài ít nhất (20 loài) do rừng đã có thời gian phục hồi,
quần thụ tương đối khép kín, các loài cây tiên phong ưa sáng ít có giá trị kinh tế và sinh thái giảm
đi nhiều. Phân bố N/D
1.3 của rừng ở khu vực nghiên cứu tuy rất phức tạp nhưng vẫn thể hiện quy
luật khá rõ nét và phổ biến. Đó là quy luật phân bố đỉnh lệch trái, đường phân bố thực nghiệm
chủ yếu có dạng giảm liên tục, thường tập trung ở cỡ kính từ 10-15cm. Phân bố số cây, số loài
theo chiều cao của lâm phần đều có dạng phân bố đỉnh lệch trái. Đỉnh đường cong tập trung ở cấp
chiều cao từ 9-18m, nhưng chủ yếu ở cỡ 9-12m. Ở các cỡ này thường gây ứ đọng tán cây tạo ra
sự cạnh tranh không gian dinh dưỡng bất lợi. Do đó trong quá trình dẫn dắt rừng theo hướng phát
triển cần điều chỉnh sự bất hợp lý về phân bố số cây, số loài theo cấp chiều cao để tạo điều kiện
cho rừng phát triển tốt cho năng suất cao. Tái sinh của các trạng thái rừng trên vùng đệm đều tốt.
Tổ thành loài cây tái sinh so với tổ thành cây cao có sự sai khác không đáng kể. Điều đó chứng tỏ
khả năng phục hồi lại nguồn gốc rừng vốn có trước là điều có thể thực hiện được

Tài liệu tham khảo

/1. Trần Văn Con (1991). Khả năng ứng dụng mô phỏng toán để nghiên cứu một vài đặc trưng

cấu trúc và động thái của hệ sinh thái rừng Khộp Tây nguyên, uận án PTS Khoa học Nông

nghiệp, Viện Khoa học âm nghiệp Việt Nam.

/2. Vũ Tiến Hinh (1991). Về đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên. Tạp chí lâm nghiệp số 2/1991.

/3. Vũ Đình Huề (1984). Phân loại các kiểu rừng phục vụ sản xuất Lâm nghiệp, Tạp chí âm

nghiệp (7), tr. 23-26.

/4. Bảo Huy (1993). Góp phần nghiên cứu rừng nửa rụng lá, rụng lá Bằng lăng (Lagerstroemia

calyculata Kurz) làm cơ sở đề xuất giải pháp kỹ thuật khai thác nuôi dưỡng ở Đắc Lắc -Tây

Nguyên, uận án PTS Khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học âm nghiệp Việt Nam.

/5. Bộ Nông nghiệp và PTNT (1993). Quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho

rừng sản xuất gỗ và tre, nứa (QPN 14-92).

/6. Bộ Nông nghiệp và PTNT (1998). Quy phạm phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh

kết hợp trồng bổ sung (QPN 21-98).

Tải xuống

Đã xuất bản

14-01-2024

Số lượt xem tóm tắt

1

PDF Tải xuống

1

Cách trích dẫn

[1]
Chung , H.V. 2024. XÂY DỰNG CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG BIỆN PHÁP KỸ THUẬT LÂM SINH CHO RỪNG TỰ NHIÊN TẠI VÙNG ĐỆM VƢỜN QUỐC GIA CHƢ MOM RAY TỈNH KON TUM. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 1 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết