ĐỘNG THÁI BIẾN ĐỔI ĐẶC ĐIỂM TẦNG ĐẤT MẶT SAU ĐÁM CHÁY Ở RỪNG KHỘP, VƯỜN QUỐC GIA YOK ĐÔN


Các tác giả

  • Phạm Văn Hường Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại Đồng Nai
  • Kiều Phương Anh Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại Đồng Nai
  • Lê Hồng Việt Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại Đồng Nai
  • Phạm Thị Luận Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại Đồng Nai

Từ khóa:

Đặc tính hóa học đất, rừng Khộp, đám cháy, , xói mòn, VQG Yok Đôn

Tóm tắt

Bài báo đánh giá động thái biến đổi đặc điểm thảm cỏ, thảm khô, lớp mùn,
xói mòn đất và đặc điểm tính chất tầng đất mặt tại các ô thực nghiệm đốt có
kiểm soát trong thời gian 24 tháng ở Vườn Quốc gia (VQG) Yok Đôn, kết
quả cho thấy: các đám cháy đã ảnh hưởng đến đến đặc điểm của thảm tươi,
thảm khô và lớp mùn. Đặc điểm đám cháy đã chi phối đến khả năng phục
hồi của thảm cỏ, sự tích lũy của thảm khô sau cháy ở T5 đạt trên 80% so
với T0. Thảm khô có độ khối lượng và độ dày tại thời điểm T5 tích lũy đạt
95,4% và 110% so với T0. Lớp mùn tích lũy đạt trên 100% so với thới
điểm T0.Các đám cháy ảnh hưởng gián tiếp đến xói mòn đất, ở lâm phần 1
sau 24 tháng lớp đất bị xói mòn là 4,3 cm/năm, ở lâm phần 2 và 3 cường độ
xói mòn đất là 3,8 cm và 3,5 cm. Hàm lượng Nitơ (N), Photpho (P) và Kali
(K) tổng của lớp đất mặt chịu sự ảnh hưởng của các đám cháy và làm hàm
lượng N giảm trung bình 18,0% và P giảm trung bình 13,8%, nhưng K tổng
tăng trung bình 21,4% sau 24 tháng. Các đám cháy ảnh hưởng đến hàm
lượng Nitơ (NH
4
+
), Photpho (P2O5) và Kali (K2O5
) dễ tiêu làm giảm hàm
lượng NH
4
+
là 27,6% và P2O5 là 28,4%, trong khi hàm lượng K
2O5
dễ tiêu
được chuyển hóa và tổng hợp tốt hơn sau 24 tháng, K2O5
dễ tiêu tăng
44,5%. Ngoài yếu tố cháy rừng thì yếu tố lâm phần có ảnh hưởng đến sự
chuyển hóa và tích lũy hàm lượng NH
4
+
, P2O5 và K
2O5. Nhìn chung, đám
cháy có kiểm soát đã làm thay đổi đặc điểm thảm cỏ, thảm khô, lớp mùn,
cường độ xói mòn các đặc tính hóa học của tầng đất. Thời gian để cho các
yếu tố này hồi phục, tích lũy được giao động từ 18 tháng đến 24 tháng

Tài liệu tham khảo

1. Martín A., Ana B., Lombao A., Gómez M. J., Couto-Vázquez A., Iglesias L., Díaz F. F. and Carballas T., 2011. Preliminary data of soil properties and soil erosion following a wildfire and different post-fire soil stabilization treatments in Laza (NW Spain). Proceedings of the 3rd International Meeting of Fire Effects on Soil Properties University of Minho, 15 - 19 March, Guimarães, Portugal: 99 - 103.

2. Lưu Thế Anh, Hà Quỳnh Anh và Nguyễn Văn Sinh, 2011. Thảm thực vật và hệ sinh thái đặc trưng của Vườn Quốc gia Yok Don. Hội nghị khoa học quốc gia lần thứ 4 về sinh thái và tài nguyên sinh học, 1: 1382 - 8.

3. Soto B., Díaz F. F., 1998. Runoff and soil erosion from areas of burnt scrub: comparison of experimental results with those predicted by the WEPP model. CATENA, 31(4): 257 - 70.

4. Yeager C., Marshall A., Stickler C., and Chapman C., 2003. Effects of forest fires on peat swamp and lowland Dipterocarp forests in Kalimantan, Indonesia. Tropical Biodiversity, 8: 121 - 38.

5. Ranger G. E., Frank F. F., 1978. The 3 - F erosion bridge-a new tool for measuring soil erosion. State of California The Resousces Agency Department of Forestry, 23: 7.

6. Certini G., 2005. Effects of Fire on Properties of Forest Soils: A Review. Oecologia, 143: 1 - 10.

7. Saharjo B. H., 1999. The effects of fire on the properties of soil in Acacia mangium plantations in South Sumatra, Indonesia. Journal of Tropical Forest Science, 11: 459 - 69.

8. Vega J., Fernández F. C. and Fonturbel T., 2005. Throughfall, runoff and soil erosion after prescribed burning in gorse shrubland in Galicia (NW Spain). Land Degradation & Development, 16: 3 7 - 51.

9. Seki K., Suzuki K., Nishimura T., Mizoguchi M., Imoto H., and Miyazaki T., 2010. Physical and chemical properties of soils in the fire-affected forest of East Kalimantan, Indonesia. Journal of Tropical Forest Science, 22((4)): 414 - 24.

10. Fontúrbela M. T., Díaz R. M., Vegaa J. A., González P. S. J., Fernándeza C., Martínb A., Jiméneza E., Barreirob A., and Carballasb T., 2011. Comparison of the effects of post-fire soil stabilization treatments for soil erosion control on selected soil properties in Galicia (NW Spain). 3rd International Meeting of Fire Effects on Soil Properties, (University of Minho): 123 - 7.

11. Bế Minh Châu, Phùng Văn Khoa, 2002. Lửa rừng. Hanoi: Agriculture. 450 p.

12. Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2011. Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường đất. Hà Nội: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 33/2011/TT-BTNMT.

13. Phạm Văn Hường, Kiều Phương Anh, Lê Hồng Việt và Nguyễn Thị Hào Hoa, 2019. Đặc điểm phục hồi tự nhiên của cây tái sinh sau cháy ở rừng Khộp, Vườn Quốc gia Yok Đôn. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 4: 56 - 66

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

0

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Hường, P.V., Anh, K.P., Việt , L.H. và Luận, P.T. 2024. ĐỘNG THÁI BIẾN ĐỔI ĐẶC ĐIỂM TẦNG ĐẤT MẶT SAU ĐÁM CHÁY Ở RỪNG KHỘP, VƯỜN QUỐC GIA YOK ĐÔN. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết