ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG KEO LÁ TRÀM (Acacia auriculiformis A. cunn. ex Benth.) ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN TẠI QU ẢNG NGÃI


Các tác giả

  • Trần Hữu Biển Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ
  • Nguyễn Trọng Tài Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ
  • Phùng Văn Tỉnh Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ
  • Đỗ Thị Ngọc Hà Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Đặng Thanh Quỳnh Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Ba Tơ

Từ khóa:

Keo lá tràm, khảo nghiệm, sinh trưởng

Tóm tắt

Keo lá tràm là loài cây trồng lâm nghiệp chính ở nước ta với đặc điểm sinh trưởng nhanh, tính chất gỗ phù hợp cho công nghiệp chế biến sản xuất đồ mộc. Trong giai đoạn 2010 - 2016, một số dòng Keo lá tràm có năng suất cao và có tính chống chịu với nấm bệnh đã được chọn lọc và công nhận giống để phát triển cho khu vực Đồng Nai và một số lập địa có điều kiện tương tự. Để phát triển các giống mới vào sản xuất tại một số địa điểm có điều kiện tự nhiên khác, việc nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng là cần thiết. Kết quả nghiên cứu khảo nghiệm 5 dòng Keo lá tràm AA42, AA53, AA56, AA92, AA95 và 1 đối chứng tại Quảng Ngãi trong thời gian 46 tháng tuổi cho thấy sinh trưởng đường kính ngang ngực và độ thẳng thân các giống không khác nhau rõ rệt (Fpr>0,05); các chỉ tiêu chiều cao cây, thể tích thân cây, tăng trưởng hàng năm, tỷ lệ sống, độ nhỏ cành, sức khỏe đều khác nhau rõ rệt (Fpr<0,05); toàn bộ khảo nghiệm chưa có dấu hiệu sâu bệnh hại (P%=0). Kết quả bước đầu đã chọn được 3 giống gồm AA56, AA95, AA92 năng suất đạt cao nhất lần lượt là 31,5 m 3 /ha/năm, 22,8 m 3 /ha/năm và 19,6 m 3 /ha/năm (dòng đối chứng chỉ đạt 18,7 m 3 /ha/năm); ngoài khả năng sinh trưởng nhanh, các giống này đều có chất lượng thân cây t

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Tiến Hinh và Phạm Ngọc Giao, 1997. Giáo trình Điều tra rừng, Trường Đại học Lâm nghiệp.

2. Lê Đình Khả và Dương Mộng Hùng, 1998. Giáo trình Cải thiện giống cây rừng, Trường Đại học Lâm nghiệp.

3. Lê Đình Khả, 2003. Chọn tạo và nhân giống cho một số loài cây trồng rừng chủ lực ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp - Hà Nội, 292 trang.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2017. TCVN 8754:2017. Giống cây lâm nghiệp - Giống mới được công nhận (Forest tree cultivars - New recognized cultivar).

5. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2017. TCVN 8761-1:2017. Giống cây lâm nghiệp - khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng. Phần 1: Nhóm loài cây lấy gỗ (Forest cultivar- testing for value of cultivation and use. Part 1: Timber tree species).

6. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2017. TCVN 11570-3:2017. Giống cây lâm nghiệp - Keo lá tràm.

7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2015. Quyết định số 3747/QĐ-BNN-TCLN ngày 15/9/2015 về việc Công nhận giống cây trồng lâm nghiệp mới.

8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2016. Quyết định số 3893/QĐ-BNN-TCLN ngày 20/9/2016 về việc Công nhận giống cây trồng lâm nghiệp mới.

9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2021. Thông tư số 22/2021/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 12 năm 2021 về việc Quy định danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống cây trồng lâm nghiệp.

10. https://www.mard.gov.vn/Pages/hoi-nghi-phat-trien-vung-nguyen-lieu-phuc-vu-nganh-cong-nghiep-che-biengo-xuat-khau.aspx

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

14

PDF Tải xuống

1

Cách trích dẫn

[1]
Biển, T.H., Tài, N.T., Tỉnh, P.V., Hà, Đỗ T.N. và Quỳnh, Đặng T. 2024. ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG KEO LÁ TRÀM (Acacia auriculiformis A. cunn. ex Benth.) ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN TẠI QU ẢNG NGÃI. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >> 

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.