TĂNG THU DI TRUYỀN THỰC TẾ VỀ SINH TRƯỞNG, CHẤT LƯỢNG THÂN CÂY VÀ TỶ LỆ GỖ XẺ CỦA GIỐNG KEO LÁ TRÀM CHỌN LỌC SO VỚI GIỐNG ĐẠI TRÀ SAU 15 NĂM TRỒNG TẠI QUẢNG TRỊ


Các tác giả

  • Phí Hồng Hải Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Keo lá tràm, tăng thu di truyền thực tế, nguồn hạt giống, tỷ lệ gỗ xẻ

Tóm tắt

Khảo nghiệm tăng thu di truyền Keo lá tràm tại Đông Hà, Quảng Trị được trồng vào tháng 8 năm 2002, với 5 công thức thí nghiệm, lặp lại 5mlần, 49 cây/ô. Các công thức thí nghiệm là các lô hạt giống hỗn hợp từcác cây trội trong vườn giống (SSO chọn lọc), lô hạt hỗn hợp đại trà vườn giống (SSO đại trà), lô hạt hỗn hợp từ các cây trội trong rừng giống (SPA chọn lọc), và các lô hạt đối chứng là các xuất xứ tự nhiên (Xuất xứ NS) và lô hạt đại trà không rõ xuất xứ. Kết quả đánh giá khảo nghiệm ở giai đoạn 15 năm tuổi cho thấy sinh trưởng và chất lượng thân cây của các lô hạt giống khác nhau cơ bản có sự khác biệt rõ ràng, ngoại trừ độ duy trì
trục thân. Lô hạt SSO chọn lọc đạt năng suất 19,6 m3/ha/năm. Trong khi sinh trưởng của lô hạt SPA chọn lọc, SSO đại trà và xuất xứ NS là tương đương nhau, đạt năng suất từ 13,2 đến 14,2 m3/ha/năm. Sinh trưởng kém nhất là lô hạt đại trà, chỉ đạt năng suất 6,2 m3/ha/năm. So với lô hạt đại trà, lô hạt SSO chọn lọc có tăng thu di truyền thực tế là 18,8% về sinh trưởng chiều cao, 27,9% về đường kính, 61,7% về thể tích thân cây, 20,0 - 24,8% về chất lượng thân cây. So với lô hạt xuất xứ NS cho thấy lô hạtSSO chọn lọc đạt tăng thu di truyền thực tế tương ứng là 6,0%; 16,7%, 28,4% và 5,5 - 16,2%. Các cây Keo lá tràm từ các lô hạt đại trà đều có sinh trưởng và chất lượng thân cây giảm từ 3,1 - 20,6% so với hậu thế lô hạt xuất xứ nguyên sản. Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định rằng nếu sử
dụng lô hạt SSO chọn lọc trồng rừng gỗ lớn sẽ rất tốt và đạt hiệu quả cao sau 15 năm trồng và đáp ứng hoàn toàn mục tiêu của đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Tài liệu tham khảo

1. Barnes, R. D., 1995. The breeding seedling orchard in the multiple population breeding strategy. Silvae

Genetica 44 (2 - 3): 81 - 88.

2. Dinwoodie, J.M., 2000. Timber: Its nature and behaviour, Taylor & Francis, London, 272 p.

3. Hai, P.H., Harwood, C., Kha, L.D., Pinyopusarerk, K., Thinh, H.H., 2008a. Genetic gain from breeding Acacia

auriculiformis in Vietnam. J. Trop. Forest Sci. 20: 313 - 327.

4. Harwood, C.E; Ha Huy Thinh; Tran Ho Quang; Butcher, P.A. vaf Williams, E.R., 2004. The effect of

inbreeding on early growth of Acacia mangium in Vietnam. Silvae Genetica 53: 65 - 69.

5. Lê Đình Khả, 2003. Chọn tạo giống và nhân giống cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu ở Việt Nam. Nhà

xuất bản Nông nghiệp, 292 trang.

6. Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng, 1998. Cải thiện giống cây rừng, Trường Đại học Lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp.

7. Luangviriyasaeng, V. và Pinyopusarerk, K., 2002. Genetic Variation in Second-Generation Progeny Trial of

Acacia auriculiformis in Thailand. Jourmal of Tropical Forest Science 14: 131 - 144.

8. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003. Phát triển các loài Keo Acacia ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Pinyopusarerk, K., 1990. Acacia auriculiformis: an annotated bibliography. Bangkok, Thailand: Winrock

International-F/FRED and ACIAR, 154 p.

10. VSN International. 2011. GenStat for Windows 12th edition. Hemel Hampstead: VSNInternational.

11. Vũ Tiến Hinh, Phạm Ngọc Giao, 1997. Giáo trình điều tra rừng, Trường Đại học Lâm nghiệp.

12. Zobel, B.J. & Talbert, J.T., 1984. Applied forest tree improvement. New York: John Wiley and Sons, 505 p.

Tải xuống

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

7

PDF Tải xuống

2

Cách trích dẫn

[1]
Hải, P.H. 2024. TĂNG THU DI TRUYỀN THỰC TẾ VỀ SINH TRƯỞNG, CHẤT LƯỢNG THÂN CÂY VÀ TỶ LỆ GỖ XẺ CỦA GIỐNG KEO LÁ TRÀM CHỌN LỌC SO VỚI GIỐNG ĐẠI TRÀ SAU 15 NĂM TRỒNG TẠI QUẢNG TRỊ. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>