ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG VÀ LOẠI HOM ĐẾN KHẢ NĂNG RA RỄ CỦA HOM THỦY TÙNG (Glyptostrobus pensilis)


Các tác giả

  • Ngô Văn Cầm Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới - Gia Lai
  • Nguyễn Như Hiến Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới - Gia Lai
  • Cao Thị Lý Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên
  • Phạm Tiến Bằng Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới - Gia Lai
  • Thiều Giang Ly BQL Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Thông nước
  • Lê Thị Thu Hồng Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên

Từ khóa:

Chất điều hòa sinh trưởng, loại hom, Thủy tùng (Glyptostrobus pensilis K.Koch)

Tóm tắt

Thủy tùng (Glyptostrobus pensilis K.Koch) thuộc phân họ Bụt mọc
(Taxondioideae) là loài thực vật quý hiếm, có tên trong Sách đỏ Việt Nam
năm 2007 với cấp độ rất nguy cấp (CR - Critically Endangered). Do khó
tái sinh tự nhiên bằng hạt nên việc nghiên cứu các kỹ thuật nhân giống vô
tính Thủy tùng để bảo tồn là rất cần thiết. Thử nghiệm nhân giống Thủy
tùng bằng phương pháp giâm hom được thực hiện tại Trung tâm Lâm
nghiệp Nhiệt đới - Gia Lai với các thí nghiệm về ảnh hưởng của các loại
chất điều hòa sinh trưởng (IBA, NAA) và loại hom đến khả năng ra rễ của
hom Thủy tùng. Kết quả cho thấy các chất điều hòa sinh trưởng có ảnh
hưởng lớn đến khả năng ra rễ của hom Thủy tùng. Tỷ lệ hom Thủy tùng ra
rễ cao hơn khi sử dụng chất điều hòa sinh trưởng IBA (37,8 - 66,7%)
trong khi tỷ lệ ra rễ thấp hơn khi sử dụng NAA (20,0 - 26,7%), nghiệm
thức đối chứng - không sử dụng chất điều hòa sinh trưởng đã không ra rễ.
Về loại hom, tỷ lệ ra rễ của loại hom nửa hóa gỗ (51,1%) và hom hóa gỗ
yếu (50,0%) là cao hơn loại hom đã hóa gỗ mạnh (16,7%). Kết quả nghiên
cứu sẽ góp phần trong công tác bảo tồn và phát triển cây Thủy tùng tại
Việt Nam

Tài liệu tham khảo

1. Bảo Huy, 2010. Dự án bảo tồn loài sinh cảnh Thủy tùng (Glyptostrobus pensilis) tại tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011 - 2015. Đại học Tây Nguyên và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, Buôn Ma Thuật.

2. Lê Đình Khả, Phạm Văn Tuấn và Đoàn Thị Bích, 1997. Nghiên cứu giâm hom bạch đàn. Kết quả nghiên cứu khoa học về chọn giống cây rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội: 84 - 94.

3. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001. Nhân giống vô tính và trồng rừng dòng vô tính (Vegetative propagation and clonal forestry). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 120 trang.

4. Nguyễn Huy Sơn và Hoàng Chương, 2002. Đặc điểm vật hậu và khả năng tái sinh tự nhiên của loài Thông nước. Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm, Hà Nội, 16 (3): 21 - 29.

5. Trần Vinh, 2011. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và nhân giống làm cơ sở bảo tồn loài thủy tùng (Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K.Koch) tại Việt Nam. Luận án Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp. Trường Đại học Lâm nghiệp.

6. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách đỏ Việt Nam, Phần II - Thực vật. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. 611 trang.

7. Averyanov Leonid, Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến Hiệp, Nguyễn Sinh Khang, Nguyễn Tiến Vinh và Phạm Thùy Duyên, 2009. Preliminary observation of native Glyptostrobus pensilis (Taxodiaceae) stands in Vietnam.

Taiwania, 54 (3): 191 - 212.

8. Bo Li và Huogen Li, 2008. Studies on the Vegetative Propagation Techniques of Glyptostrobus pensilis (Lamb.) K. Koch. Journal of Guilin Normal College, 3 (1): 0 - 42.

9. Bo Li, Huogen Li và Wang Guangping, 2009. Plantlet regeneration of Glyptostrobus pensilis (Lamb.) K. Koch from seedling stem. Highlights of Sciencepaper Online, 2 (16): 1623 - 1753.

10. Conifers.org, 2016. Glyptostrobus pensilis. The Gymnosperm Database, http://www.conifers.org/cu/Glyptostrobus.php. Ngày đăng: 17/10/2015.

11. Gretchen C. Coffman, 2015. Discovering the Endangered Cypress Trees of Laos National Goegraphic, San Francisco, United States.

12. Thomas P., Yang Y., Farjon A., Nguyen D. và Liao W., 2011. Glyptostrobus pensilis. The IUCN Red List of Threatened Species 2011, http://www.iucnredlist.org/details/32312/0. Ngày đăng: 14/12/2011.

13. Zeng Shi - qun, Wu Ze - yan, Liu Jin - fu, Hong Wei, He Zhong - sheng và Xu Dao - wei, 2011. The endangering causes and protection strategies for Glyptostrobus pensilis, an endemic relict plant in China [J]. Subtropical Agriculture Research, 4 (7): 217 - 220.

Tải xuống

Số lượt xem: 11
Tải xuống: 4

Đã xuất bản

23-02-2024

Cách trích dẫn

[1]
Cầm, N.V., Hiến , N.N., Lý, C.T., Bằng, P.T., Ly, T.G. và Hồng, L.T.T. 2024. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG VÀ LOẠI HOM ĐẾN KHẢ NĂNG RA RỄ CỦA HOM THỦY TÙNG (Glyptostrobus pensilis). TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả