NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ THỰC BÌ VÀ BÓN PHÂN ĐẾN SINH TRƯỞNG RỪNG TRỒNG BẠCH ĐÀN LAI Ở VÙNG CAO SƠN LA


Các tác giả

  • Nguyễn Thành Sơn Trường Đại học Tây Bắc
  • Đỗ Hữu Sơn Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp
  • Lã Trường Giang Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp
  • Ngô Văn Chính Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Đức Kiên Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp
DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.963

Từ khóa:

Xử lý thực bì, bón phân, bạch đàn lai, sinh trưởng

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định biện pháp xử lý thực bì và phân bón phù hợp để trồng rừng bạch đàn tại vùng cao Tây Bắc. Thí nghiệm được thiết kế dưới dạng ô chẻ trong đó ô chính là các biện pháp xử lý thực bì (2 công thức) và ô phụ là các công thức bón phân (2 công thức) và sử dụng hỗn hợp cây mô giống bạch đàn lai UP54 và UP72 để trồng rừng. Kết quả đánh giá ở giai đoạn 40 tháng tuổi, cho thấy có sự sai khác rõ rệt về sinh trưởng của bạch đàn lai ở các phương thức xử lý thực bì và bón phân khác nhau. Sinh trưởng của bạch đàn lai ở phương thức xử lý thực bì bằng cách phát thủ công và để lại trên toàn bộ diện tích là tốt hơn rõ rệt so với phương thức xử lý thực bì thủ công và đốt trên toàn bộ diện tích. Công thức bón phân gồm bón lót 500 g phân vi sinh + 300 g Super lân/hố + 40 g phân Kali (60% K2O) + 100 g chế phẩm MF1/cây kết hợp bón thúc 180 g đạm Urea từ năm thứ nhất đến năm thứ ba giúp năng suất rừng trồng bạch đàn tăng lên rõ rệt so với phương thức bón lót 500 g phân vi sinh và 200 g NPK 16:16:8 kết hợp bón thúc 200 g NPK 16:16:8 ở năm thứ hai và thứ ba. Kết hợp cả hai phương pháp xử lý thực bì và bón phân tốt nhất đã giúp nâng cao năng suất rừng trồng bạch đàn lai lên 41 m3/ha/năm, vượt trội so với các phương pháp khác.

Tài liệu tham khảo

Bassaco, M. V. M., Motta, A. C. V., Pauletti, V., Prior, S. A., Nisgoski, S., Ferreira, C. F., 2018. Nitrogen, phosphorus, and potassium requirements for Eucalyptus urograndis plantations in Southern Brazil. New Forests 49, 681 - 697.

Võ Đại Hải, 2018. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tổng hợp để phát triển trồng rừng cung cấp gỗ lớn các loài Keo tai tượng, Keo lá tràm và bạch đàn trên lập địa sau khai thác ít nhất hai chu kỳ tại một số vùng trồng rừng tập trung. Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ NN và PTNT, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

Häring, V., Fischer, H., Stahr, K., 2014. Erosion of bulk soil and soil organic carbon after land use change in Northwest Vietnam, CATENA, 122: 111 - 119.

Huong, V.D., Nambiar, S., Quang, L.T., Mendham, D.S., Dung, N.T., 2015. Improving productivity and sustainability of successive rotations of Acacia auriculiformis plantations in South Vietnam. Southern Forests, 77:1 - 8.

Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu, 2013. Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

Silva FMO, Bulgarelli RG, Mubeen U, Caldana C, Andrade SAL, Mazzafera P, 2022. Low phosphorus induces differential metabolic responses in eucalyptus species improving nutrient use efficiency. Front. Plant Sci. 13:989827. doi: 10.3389/fpls.2022.989827

Phạm Quang Thu, Trần Thanh Trăng, Đặng Như Quỳnh, Nguyễn Hoài Thu, Lê Thị Xuân, 2012. Sản xuất chế phẩm vi sinh hỗn hợp MF1 dạng viên nén cho cây thông, cây bạch đàn ở vườn ươm và rừng trồng. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 2/2012.

Tổng cục Lâm nghiệp, 2022. Báo cáo hiện trạng rừng toàn quốc.

Viện Điều tra quy hoạch rừng, 2020. Báo cáo thống kê và quy hoạch đất đai.

Xu, D., Dell, B., Malajczuk, N., Gong, M., 2002. Effects of P fertilisation on productivity and nutrient accumulation in a Eucalyptus grandis × E. urophylla plantation in Southern China. Forest Ecology and Management, 161 (1 - 3): 89 - 100.

Tải xuống

Đã xuất bản

18-09-2024

Số lượt xem tóm tắt

3

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Nguyễn Thành, S., Đỗ Hữu, S., Lã Trường , G., Ngô Văn, C. và Nguyễn Đức, K. 2024. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ THỰC BÌ VÀ BÓN PHÂN ĐẾN SINH TRƯỞNG RỪNG TRỒNG BẠCH ĐÀN LAI Ở VÙNG CAO SƠN LA . TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 9 2024). DOI:https://doi.org/10.70169/VJFS.963.

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.