NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA ĐẤT VÀ PHÂN BÓN ĐẾN CHẤT LƢỢNG CÂY SƢA TRONG GIAI ĐOẠN VƢỜN ƢƠM


Các tác giả

  • Nguyễn Minh Chi Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng
  • Đoàn Hồng Ngân Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng
  • Nguyễn Văn Thành Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng
  • Nông Phương Nhung Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Dalbergia tonkinensis Prain,, Sưa, đất, phân bón, bệnh hại

Tóm tắt

Thí nghiệm ảnh hưởng của đất và phân bón đến cây Sưa trong giai đoạn vườn ươm với 15 công thức, bao gồm 5 công thức đất (đất đồi, đất mà u, đất phù sa, đất đồi + đất màu và đất đồi + đất phù sa) kết hợp với 3 công thức phân bón (2g chế phẩm vi sinh MF1/cây, 8g phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh/cây và đối chứng không bón). Sau 30 ngày tuổi, sinh trưởng của cây
ở công thức bón MF1 vượt 32,1% về chiều cao và 14,3% về đường kính cổ rễ so với đối chứng; Tỷ lệ bị bệnh thối cổ rễ ở công thức bón MF1 giảm tương ứng là 69,6% và 79,5% so với bón phân Sông Gianh và đối chứng. Sau 90 ngày tuổi, cây con ở công thức bón MF1 có chiều cao trung bình đạt 34,29cm, vượt so với bón phân Sông Gianh và đối chứng lần lượt là 9,9%
và 17,6%; Đường kính cổ rễ trung bình đạt 5,05mm, vượt tương ứng là 3,9% và 5,4% so với bón phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh và đối chứng; Tỷ lệ bị bệnh đốm lá trung bình ở các công thức bón MF 1 giảm từ 95,2 -96,3% so với bón phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh và đối chứng. Sinh trưởng chiều cao trung bình của cây ở hai loại hỗn hợp đất đồi + đất phù sa (1:1) và đất đồi + đất màu (1:1) vượt so với các công thức chỉ sử dụng đất
phù sa, đất màu và đất đồi lần lượt là 18,6%, 21,7% và 30,9%. Công thức đất + phân bón tốt nhất là Đ-PB10 (đất đồi + đất phù sa, bón 2g MF1/cây), Đ-PB11 (đất đồi + đất phù sa, bón 8g phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh/cây) và Đ-PB13 (đất đồi + đất màu, bón 2g MF1/cây). Sinh trưởng trung bình của cây ở ba công thức tốt nhất vượt so với trung bình chung và trung bình đối chứng lần lượt là 18,6%, 31,9% về chiều cao và vượt 8,0%, 11,6% về đường kính cổ rễ.

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Văn Bản, Nguyễn Quang Hưng và Nguyễn Hào Hiệp, 2009. Cấu tạo gỗ cây Sưa (Dalbergia tonkinensis Prain). Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, (4), trang 1330 - 1331.

2. Nguyễn Minh Chí, Đặng Như Quỳnh, Nguyễn Quốc Thống, Nguyễn Văn Nam, Đoàn Hồng Ngân và Trần Xuân Hinh, 2014. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và bệnh hại của cây Sưa trong giai đoạn vườn ươm. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (23), trang 137 - 142.

3. Trần Minh Đức và Lê Thái Hùng, 2012. Một số kết quả khảo sát loài cây Sưa (Dalbergia tonkinensis Prain) và tình hình gây trồng ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí khoa học, Đại học Huế, tập 75A, (6), trang 19 - 28.

4. Phạm Quang Thu, 2010. Nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh vật hỗn hợp dạng viên nén cho bạch đàn và thông trên các lập địa thoái hóa nghèo chất dinh dưỡng. Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 82 trang.

5. Phạm Quang Thu, Nguyễn Minh Chí, Đào Ngọc Quang và Bernard Dell, 2014. Nghiên cứu đặc điểm vật hậu và hình thái của một số xuất xứ Sưa (Dalbergia tonkinensis Prain) tại Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chuyên đề Giống cây trồng, vật nuôi, tập 1, trang 247 - 253.

6. Hà Văn Tiệp, 2011. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng Trai lý, Vù hương và Sưa nhằm phục hồi các trạng thái rừng nghèo kiệt tại Tây Bắc. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp giai đoạn 2006-2010, Viê ̣ n Khoa ho ̣ c Lâm nghiê ̣ p Viê ̣ t Nam , trang 181 - 186.

7. William, E.R. and Matheson, A.C., 1994. “Experimental design and analysis for use in tree improvement”. CSIRO, Melbourn and ACIAR, 174 p

Tải xuống

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

8

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Chi, N.M., Ngân, Đoàn H., Thành, N.V. và Nhung, N.P. 2024. NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA ĐẤT VÀ PHÂN BÓN ĐẾN CHẤT LƢỢNG CÂY SƢA TRONG GIAI ĐOẠN VƢỜN ƢƠM. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>