ẢNH HƯỞNG CỦA CƯỜNG ĐỘ ÁNH SÁNG ĐẾN TỶ LỆ SỐNG VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CON MÁU CHÓ LÁ TO (Knema pierrei Warb)


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Dương Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ
  • Đặng Thịnh Triều Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Nguyễn Anh Dũng Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ
  • Lương Thế Dũng Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ

Từ khóa:

Cây bản địa, cường độ ánh sáng, Máu chó lá to,, sinh trưởng, tỷ lệ sống

Tóm tắt

Máu chó lá to có tên khoa học là Knema pierrei Warb thuộc họ Máu chó (Myristicaceae) là cây bản địa đa tác dụng. Hiện nay, loài cây này chỉ còn ít cây trong rừng tự nhiên và rừng thứ sinh và chưa được nghiên cứu gây trồng rộng rãi. Mặt khác, nhu cầu trồng rừng bằng cây bản địa ngày càng tăng, cần phải có những nghiên cứu cơ bản nhằm bổ sung hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật phục vụ trồng rừng. Do vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ che sáng đến sinh trưởng của cây con Máu chó lá to là thực sự cần thiết. Che sáng có tác dụng làm giảm nhiệt độ, tăng ẩm độ không khí và đất. Nhiệt độ, độ ẩm không khí, và nhiệt độ đất dưới dàn che phụ thuộc lớn vào dàn che. Mức độ che sáng khác nhau có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của Máu chó lá to từ 0 - 4 tháng tuổi. Che sáng để cây chỉ nhận được dưới 7,85% cường độ ánh sáng thì tỷ lệ sống đạt trên 82,2%. Ánh sáng nhận được tăng lên 29,5% thì tỷ lệ sống giảm mạnh chỉ còn dưới 50% và không che sáng thì còn 5,6%. Mức độ che sáng khác nhau cũng có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh
trưởng đường kính, chiều cao của cây. Máu chó lá to từ 0 - 2 tháng tuổi cần được che bóng cao để cường độ ánh sáng cây nhận được 7,85% cho sinh trưởng đường kính gốc và chiều cao tốt nhất. Đến giai đoạn tiếp theo từ 3 - 4 tháng tuổi thì cây cần lượng ánh sáng nhiều hơn, mức ánh sáng cây nhận được 23,96% cường độ ánh sáng thì cho sinh trưởng đường kính gốc, chiều cao tốt nhất và tổng trọng lượng khô trung bình/cây đạt mức cao nhất.

Tài liệu tham khảo

1. Hà Thị Hiền, 2008. “Ảnh hưởng của mức độ che sáng đến sinh trưởng của Dẻ đỏ giai đoạn vườn ươm”. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp. Hà Nội, số 2.

2. H. Lyr et al.,1982. Sinh lý cây gỗ, tập 1. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Lee David W., Steven F. Oberbauer, Baskaran, Krishnapilay, Marzalina Mansor, Haris Mohamad· Son Kheong Yap., 1997. Effects of irradiance and spectral quality on seedling development of two Southeast Asian Hopea species, Oecologia 110: 1 - 9.

4. Đoàn Đình Tam, 2011. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng cây Vối thuốc tại một số tỉnh miền núi phía Bắc. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Nguyễn Ngọc Tân, 1987. Ảnh hưởng của chế độ ánh sáng, nước và phân bón đối với cây Hồi ở giai đoạn vườn ươm. Luận án PTS khoa học Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Đặng Thịnh Triều, 2003. “Ảnh hưởng của chế độ ánh sáng tới sinh trưởng của cây con Vạng trứng (Endospermum chinense Benth) trong giai đoạn vườn ươm”, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, Hà Nội, số 4.

7. Vũ Văn Vụ, Vũ Thanh Tâm và Hoàng Minh Tấn, 2000. Sinh lý học thực vật. Nxb. Giáo dục, Hà Nội

Tải xuống

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

11

PDF Tải xuống

1

Cách trích dẫn

[1]
Dương , N.T., Triều, Đặng T., Dũng, N.A. và Dũng, L.T. 2024. ẢNH HƯỞNG CỦA CƯỜNG ĐỘ ÁNH SÁNG ĐẾN TỶ LỆ SỐNG VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CON MÁU CHÓ LÁ TO (Knema pierrei Warb). TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>