TÌNH HÌNH GÂY TRỒNG VÀ SỬ DỤNG CÂY CÓC HÀNH Ở CÁC TỈNH NINH THUẬN VÀ BÌNH THUẬN


Các tác giả

  • Hà Thị Mừng

Từ khóa:

Cóc hành, gây trồng và sử dụng

Tóm tắt

Cóc hành (Azadirachta excelsa (Jack) Jacob) là loài cây bản địa đa mục
đích của vùng khô hạn Nam Trung Bộ, đã được gây trồng ở các tỉnh Ninh
Thuận và Bình Thuận trong những năm gần đây. Đánh giá tình hình gây
trồng và sử dụng Cóc hành góp phần làm cơ sở cho đề xuất phát triển mở
rộng loài cây này. Kết quả cho thấy, trong những năm 2005 -2011 mỗi năm
tỉnh Ninh Thuận trồng 20 - 100ha, ngoài ra còn trồng phân tán ở các công
sở, ven đường. Tỉnh Bình Thuận, chưa có phong trào trồng rừng bằng cây
Cóc hành, mới có 11,5ha mô hình thí nghiệm của các đề tài nghiên cứu
khoa học. Cóc hành được trồng trên nhiều loại đất khác nhau, hàm lượng
các chất dinh dưỡng từ rất nghèo đến giàu. Hệ thống các biện pháp kỹ thuật
trồng rừng được áp dụng khác nhau ở các mô hình. Tỷ lệ sống bình quân
của Cóc hành tại Ninh Sơn là 90,76%, tại Ninh Phước là 97,73%, tại Sông
Sắt là 95,91%, tại Núi Chúa là 62,58%, tại Tuy Phong là 79,5%, tại Phan
Thiết là 81,6%. Sau 2-3 năm trồng cây có tăng trưởng về đường kính gốc là
0,41 - 1,18cm/năm và chiều cao là 0,34 - 0,57m/năm. Sau 5-7 năm trồng
cây có tăng trưởng 0,49 - 2,17 cm/năm về đường kính và 0,18 - 0,97m/năm
về chiều cao. Cóc hành khó có khả năng trồng thành rừng trên đất cát đỏ.
Gỗ Cóc hành chủ yếu dùng để đóng đồ gia dụng, hạt và vỏ làm nguyên liệu
cho công nghiệp xà phòng, nhuộm..., lá và bã hạt sử dụng làm thuốc trừ sâu. Rừng Cóc hành có tác dụng phòng hộ, hạn chế xói mòn đất, giữ độ ẩm cho đất, và bảo vệ môi trường sinh thái trong khu vực.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ NN&PTNT, 2010. Thông tư số 35/TT-BNN&PTNT về danh mục bổ sung một số loài cây trồng rừng tại 63 huyện nghèo thuộc 21 tỉnh theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.

2. Phạm Thế Dũng, Phùng Văn Khen, Trần Đức Thành, 2010. Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng một số loài cây bản địa có giá trị ở vùng khô hạn Ninh Thuận - Bình Thuận, Báo cáo tổng kết đề tài, Phân viện Khoa học Nam Bộ, Hồ Chí Minh.

3. Huỳnh Thúc Hải, 2007. Xây dựng mô hình, trồng khảo nghiệm cây Cóc hành trên địa bàn huyện Tuy Phong, Báo cáo tổng kết đề tài, Ban quản lý rừng phòng hộ Tuy Phong, Bình Thuận.

4. Sở NN&PTNT Ninh Thuận, 2008. Đề án phát triển cây Neem trên đại bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2009 -2015, Ninh Thuận

Tải xuống

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

21

PDF Tải xuống

2

Cách trích dẫn

[1]
Mừng, H.T. 2024. TÌNH HÌNH GÂY TRỒNG VÀ SỬ DỤNG CÂY CÓC HÀNH Ở CÁC TỈNH NINH THUẬN VÀ BÌNH THUẬN. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết