MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA CÂY XOAN NHỪ (Choerospondias axillaris) (Roxb.) Burtt & Hill


Các tác giả

  • Hà Thị Mừng Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
  • Lại Thanh Hải Viện Nghiên cứu Lâm sinh

Từ khóa:

Cấu tạo giải phẫu, hàm lượng diệp lục, tính chịu nóng,, Xoan nhừ

Tóm tắt

Xoan nhừ Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt & Hill là cây gỗ lớn mọc nhanh, phân bố rộng. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý của Xoan nhừ ở các độ tuổi khác nhau cho thấy: Lá Xoan nhừ của các cây từ nhỏ đến trưởng thành có chiều dày là 177,5μm - 292,3μm. Độ dày mô dậu là 67,8μm - 121,9μm. Độ dày mô khuyết là 65,2μm - 96,2μm. Tỷ lệ mô dậu/mô khuyết của lá cây tái sinh, cây 6 tháng tuổi trong vườn ươm và cây 1 tuổi ở rừng trồng là 0,95 - 0,97, còn ở các tuổi sau đều lớn hơn 1. Số lượng khí khổng ở mặt dưới lá là 85 - 161 cái/mm2 lá. Hàm lượng diệp lục tổng số trong lá cây giai đoạn nhỏ (đến 2 năm tuổi) là 2,53 -2,88mg/g lá tươi, tỷ lệ dla/dlb là 2,6 - 2,9. Cây 4 tuổi có hàm lượng diệp lục tổng số trong lá là 2,94mg/g lá tươi và tỷ lệ dla/dlb là 3,0. Từ 6 tuổi trở đi cây có hàm lượng diệp lục tổng số là 3,16 - 3,57mg/g lá tươi và tỷ lệ dla/dlb lớn hơn 3 (3 - 3,7). Đến 2 tuổi, Xoan nhừ là cây chịu bóng thiên về trung tính, giai đoạn 4 tuổi thể hiện sự trung tính về ánh sáng và từ 6 tuổi trở đi cây ưa sáng hoàn toàn. Lá Xoan nhừ bắt đầu bị tổn thương ở nhiệt độ 40oC, sau đó, nhiệt độ càng tăng thì lá càng bị tổn thương. Ở nhiệt độ 60oC lá cây ở vườn ươm bị tổn thương 90%, còn lá cây ở các tuổi lớn hơn bị tổn thương ở mức 40 - 75%.

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chứng, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn và Đoàn Thị Nhu, 2003. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

2. Lê Đức Diên và Cung Đình Lượng, 1986. Nhu cầu ánh sáng đối với một số cây rừng. Thông báo khoa học, khoa sinh học, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, tập 3, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

3. Hà Thị Mừng, 2016. Nghiên cứu đặc điểm lâm học, chọn giống, kỹ thuật trồng và công dụng của cây Cóc hành (Azadirachta exselsa (Jack) Jacob) ở vùng khô hạn Nam Trung Bộ. Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà nội.

4. Đoàn Đình Tam, 2012. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng cây Vối thuốc (Schima wallichii Choisy) tại một số tỉnh vùng núi phía Bắc. Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

5. Nguyễn Đình Thi, Hồng Bích Ngọc và Đàm Thị Huế, 2013. Giáo trình sinh lý thực vật. Nhà xuất bản Đại học Huế, Huế.

6. Vũ Văn Vụ, 1998. Sinh lý thực vật. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

7. Grodzinxki A.M và Grodzinxki Đ.M., 1981. Sách tra cứu tóm tắt về sinh lý thực vật (Nguyễn Ngọc Tân và Nguyễn Đình Huyên dịch) Nhà xuất bản “Mir” Maxcơva, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

8. Daniel I Arnon, 1949. Copper enzymes in isolated chloroplasts. Polyphenoloxidase in Beta vulgaris. Plant Physiology, 24 (1): 1

Tải xuống

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

8

PDF Tải xuống

4

Cách trích dẫn

[1]
Mừng, H.T. và Hải, L.T. 2024. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA CÂY XOAN NHỪ (Choerospondias axillaris) (Roxb.) Burtt & Hill. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>