ĐÁNH GIÁ KHÂ NĂNG SỬ DỤNG GỖ CÓC HÀNH (Azadirachta excelsa (Jack) Jacobs)


Các tác giả

  • Nguyễn Tử Kim Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
  • Nguyễn Trọng Nghĩa Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
  • Hà Thị Mừng Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng

Từ khóa:

Cóc hành, tính chất vật lý, tính chất cơ học, sử dụng gỗ

Tóm tắt

Cóc hành (Azadirachta excelsa (Jack) Jacobs) là loài cây đa tác dụng, bản
địa và là một trong những loài cây trồng rừng của một số tỉnh Nam Trung
Bộ. Nghiên cứu tính chất vật lý, cơ học gỗ Cóc hành góp phần cung cấp cơ
sở khoa học cho việc sử dụng loài cây này. Kết quả cho thấy, gỗ Cóc hành
thu thập từ rừng tự nhiên có khối lượng riêng và khả năng chịu lực tốt hơn
gỗ thu thập từ rừng trồng. Trong khi, độ dãn nở, co rút ở cả hai chiều xuyên
tâm và tiếp tuyến, và thể tích của gỗ thu thập từ rừng trồng và rừng tự nhiên
tương đương nhau. Gỗ Cóc hành có các tính chất từ trung bình đến cao, độ
co rút và dãn nở theo chiều xuyên tâm, tiếp tuyến và thể tích trung bình nên
tương đối thuận lợi trong việc phơi sấy và sử dụng gỗ. Gỗ Cóc hành tươ ng
đương một số loại gỗ xếp nhóm I (đối với gỗ từ rừng tự nhiên) và nhóm II
(đối với gỗ từ rừng trồng) khi phân loại theo các tính chất cơ lý áp dụng cho
các loại gỗ dùng để chịu lực chủ yếu là trong xây dựng và giao thông vận
tải. Tuy nhiên, khi phân loại theo tiêu chí cho sử dụng gỗ ở một số mục đích
khác thì gỗ từ rừng tự nhiên và rừng trồng không có khác biệt. Gỗ khá cứng
và nặng, có độ bền tự nhiên cao, mặt gỗ tương đối mịn, vân gỗ ít nhưng gỗ
có màu nâu hồng tương đối đẹp nên không phù hợp làm nguyên liệu sản
xuất ván mỏng nhưng phù hợp cho làm cửa và cấu trúc bên trong hay làm
đồ mộc. Gỗ có hệ số co rút thể tích cao nên cần chú ý xử lý gỗ tốt trước khi
sử dụng, hạn chế tiếp xúc với nước hoặc hạn chế sử dụng ở những nơi có độ
ẩm cao và thay đổi nhiều

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2010. Thông tư số 35/TT-BNN&PTNT về danh mục bổ sung một số loài cây trồng rừng tại 63 huyện nghèo thuộc 21 tỉnh theo Nghị quyết 30°/2008/NQ-CP của Chính phủ.

2. Hà Thị Mừng, Đinh Thanh Giang, Phùng Văn Khen, Vũ Ngọc Hà, 2015. Tình hình gây trồng và sử dụng cây Cóc hành ở các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 2, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

3. Nguyễn Đình Hưng, 1995. Kết quả nghiên cứu những tính chất cơ bản của một số cây gỗ rừng Việt Nam. Đề tài KN 03-12. Viện KHLNVN

4. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8043, TCVN 8044, TCVN 8047, TCVN 8048, TCVN 1072-71

Tải xuống

Số lượt xem: 7
Tải xuống: 1

Đã xuất bản

23-02-2024

Cách trích dẫn

[1]
Kim, N.T., Nghĩa, N.T. và Mừng, H.T. 2024. ĐÁNH GIÁ KHÂ NĂNG SỬ DỤNG GỖ CÓC HÀNH (Azadirachta excelsa (Jack) Jacobs). TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>