THÀNH PHẦN LOÀI VÀ SINH CẢNH THỰC VẬT KHU BẢO TỒN ĐẤT NGẬP NƯỚC LÁNG SEN, TỈNH LONG AN


Các tác giả

  • Đặng Văn Sơn Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Nguyễn Thị Mai Hương Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Hoàng Nghĩa Sơn Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Lê Pha Khoa Sinh học, Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  • Phạm Văn Ngọt Khoa Sinh học, Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Linh Em Khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, tỉnh Long An

Từ khóa:

Đa dạng thực vật, thành phần loài thực vật, Láng Sen,, sinh cảnh thực vật

Tóm tắt

Kết quả nghiên cứu đã xác định được ở Khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen có 220 loài, 174 chi, 74 họ thuộc 2 ngành thực vật bậc cao có mạch là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Tài nguyên thực vật có ích cũng được thống kê, có 5 nhóm gồm: làm thuốc có 119 loài, thực phẩm có 30 loài, làm cảnh có 11 loài, gia dụng có 10 loài và cho gỗ có 8 loài. Đã xác định được 3 loài thực vật có giá trị bảo tồn theo sách Đỏ Việt Nam (2007) là Cà na (Elaeocarpus hygrophilus), Lau vô (Hemisorghum mekongense) và Lúa ma (Oryza rufipogon). Dạng thân của thực vật được chia làm 6 nhóm chính là cây thân thảo có 153 loài, dây leo có 19 loài, cây bụi/bụi trườn có 16 loài, gỗ lớn có 16 loài, gỗ nhỏ có 14 loài và bán ký sinh có 2 loài. Đồng thời, ghi nhận được 4 kiểu sinh cảnh thực vật trong Khu Bảo tồn bao gồm: Sinh cảnh rừng Tràm, Sinh cảnh đồng cỏ ngập nước theo mùa với 6 kiểu quần hợp, Sinh cảnh lung trấp với 3 kiểu quần hợp và Sinh cảnh thực vật trên kênh rạch với 8 kiểu quần hợp.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Tiến Bân, 1997. Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Đỗ Huy Bích (chủ biên), 2006. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I, II. NXB Khoa học và Kỹthuật, Hà Nội.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ & Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2000 - 2007. Thực vật chí Việt Nam, 11 tập. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007. Sách đỏ Việt Nam - Phần thực vật. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

5. Braun - Blanquet, J., 1964. Pflanzensoziologie. Grundzüge der Vegetationskunde. Ed. 3. Springer. Verlag. 865pp. Wien.

6. Võ Văn Chi, 2012. Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1, 2. NXB Y học, Hà Nội.

7. Phạm Hoàng Hộ, 1999 - 2000. Cây cỏ Việt Nam, tập 1, 2, 3. NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

8. Phạm Hoàng Hộ, 2006. Cây có vị thuốc ở Việt Nam. NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

9. Đỗ Tất Lợi, 2009. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y học, Hà Nội.

10. Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997. Cẩm nang tra cứu đa dạng sinh vật. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Nguyễn Nghĩa Thìn, 2001. Thực vật học dân tộc - Cây thuốc của đồng bào Thái Con Cuông Nghệ An. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

12. Viện nước và Công nghệ môi trường, 2010. Đánh giá tổng hợp tài nguyên tự nhiên Khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen. Báo cáo khoa học.

13. http://www.theplantlist.org/

14. http://www.ipni.org/

15. https://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1111/j.1095-8339.2009.00996.x

Tải xuống

Số lượt xem: 13
Tải xuống: 7

Đã xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Sơn, Đặng V., Hương, N.T.M., Sơn, H.N., Pha, L., Ngọt, P.V. và Em, N.L. 2024. THÀNH PHẦN LOÀI VÀ SINH CẢNH THỰC VẬT KHU BẢO TỒN ĐẤT NGẬP NƯỚC LÁNG SEN, TỈNH LONG AN. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả