KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU VỀ THẢM THỰC VẬT VÀ ĐA DẠNG THỰC VẬT TẠI KHU BẢO VỆ CẢNH QUAN THÁC GIỀNG, TỈNH BẮC KẠN


Các tác giả

  • Đỗ Hoàng Chung Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
  • Nguyễn Chí Hiểu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
  • Nguyễn Mạnh Hà Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Bắc Kạn

Từ khóa:

Bắc Kạn,, đa dạng sinh học, thảm thực vật, Thác Giềng

Tóm tắt

Mục đích của nghiên cứu nhằm cung cấp dẫn liệu khoa học về: Hiện trạng
thảm thực vật; Đa dạng các taxon thực vật; Đa dạng nhóm thực vật quý
hiếm. Trên cơ sở điều tra theo tuyến và điều tra ô tiêu chuẩn, kết quả cho
thấy, tại Khu bảo vệ cảnh quan Thác Giềng có 8 trạng thái thảm thực vật,
bao gồm: Rừng tự nhiên trung bình cây lá rộng thường xanh trên núi đá vôi;
Rừng tự nhiên phục hồi cây lá rộng thường xanh trên núi đá vôi; Rừng tự
nhiên trung bình cây lá rộng thường xanh trên núi đất; Rừng tự nhiên nghèo
cây lá rộng thường xanh trên núi đất; Rừng phục hồi tự nhiên cây lá rộng
thường xanh trên núi đất; Rừng hỗn giao cây gỗ và tre nứa; Rừng tre nứa;
Thảm thực vật nhân tác. Khu hệ thực vật đã ghi nhận 875 loài thực vật bậc
cao có mạch, thuộc 493 chi của 164 họ trong 6 ngành thực vật. Trên khu
vực nghiên cứu có tính đa dạng về số loài, chi thực vật trong đó có 14 loài
thực vật được đề cập trong Sách Đỏ Việt Nam, Danh lục Đỏ IUCN. Trong
số đó có 7 loài thuộc cấp EN, 7 loài thuộc cấp VU (13 loài thuộc Sách Đỏ
Việt Nam (2007) và 01 loài thuộc Danh lục Đỏ IUCN). Theo danh sách
trong Nghị định 06, Nghị định 160 và Nghị định 64 có: 01 loài thuộc nhóm
IA và 7 loài thuộc nhóm IIA

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Tiến Bân, 1997. Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín. NXB Nông nghiệp.

2. Nguyễn Tiến Bân, 2005. Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 1, 2, 3. NXB Nông nghiệp.

3. Nguyễn Tiến Bân, Trần Đình Lý, Nguyễn Tập, Vũ Văn Dũng, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Khắc Khôi, 2007. Sách Đỏ Việt Nam. Phần II. Thực vật. Hà Nội: NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2000. Tên cây rừng Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2019. Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

6. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2013. Nghị định 160/2013/NĐ-CP của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.

7. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2019. Nghị định 64/2019/NĐ-CP Sửa đổi Điều 7 Nghị định số 160 /2013/ NĐ-CP của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.

8. Phạm Hoàng Hộ, 1999 - 2000. Cây cỏ Việt Nam, tập 1, 2, 3. NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

9. Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997. Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Braun-Blanquet, J., 1964. Pflanzensoziologie, Grundzüge der Vegetationskunde. 3rd Edition, Springer-Verlag, Berlin, 631. http://dx.doi.org/10.1007/978-3-7091-8110-2.

11. IUCN, 2017. 2017 IUCN Red List of Threatened Species. International Union for Conservation of Nature and Natural resources.

12. Takhtajan A., 2009. Flowering Plant, Springer.

13. Tolmachev, A. I., 1974. Introduction into plant Geography, Leningrad Univesity Press, Leningrad, USSR, 244pp. (in Russian)

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

11

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Chung, Đỗ H., Hiểu, N.C. và Hà, N.M. 2024. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU VỀ THẢM THỰC VẬT VÀ ĐA DẠNG THỰC VẬT TẠI KHU BẢO VỆ CẢNH QUAN THÁC GIỀNG, TỈNH BẮC KẠN. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết