NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THẢM THỰC VẬT RỪNG, XÃ HỢP THỰC VẬT VÀ CÁC KHU RỪNG CÓ GIÁ TRỊ BẢO TỒN CAO (HCVFs) Ở TỈNH ĐẮK LẮK


Các tác giả

  • Bảo Huy Trường Đại học Tây Nguyên

Từ khóa:

Đa dạng sinh học,, kiểu rừng, cấu trúc loài, HCVF

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm chỉ ra sự đa dạng về kiểu thảm thực vật rừng, xã hợp thực vật và các khu rừng có giá trị bảo tồn cao (High Conservation Value Forests HCVFs) ở tỉnh Đắk Lắk để hỗ trợ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Đã tiến hành khảo sát ở năm khu rừng đặc dụng, bao gồm Vườn quốc gia (VQG) Yok Đôn, VQG Chư Yang Sin, khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, khu dự trữ thiên nhiên Nam Ka và khu rừng bảo vệ cảnh quan hồ Lắk trong giai đoạn 2014 - 2016. Phân loại kiểu thảm thực vật (Thái Văn Trừng, 1978); phân chia xã hợp thực vật theo đơn vị sinh thái như phức hợp, ưu hợp, quần hợp (Walter, 1962 dẫn theo Thái Văn Trừng, 1978); sử dụng bộ công cụ xác định rừng có giá trị bảo tồn cao (WWF, 2008). Kết quả cho thấy ở tỉnh Đắk Lắk có 11 kiểu thảm trong 16 kiểu thảm thực rừng của cả nước; có 10 loại xã hợp
thực vật gồm 1 phức hợp, 5 quần hợp và 4 ưu hợp thực vật, các ưu hợp và quần hợp bao gồm các loài cây gỗ quý hiếm; có đến 5/6 loại HCVFs theo phân loại của FSC (2011).

Tài liệu tham khảo

1. Bảo Huy, 2013. Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững đặc dụng tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020. UBND tỉnh Đắk Lắk.

2. Bảo Huy, 2014. Báo cáo kết quả điều tra phân bố, sinh thái của một số loài thực vật thân gỗ quý hiếm phục vụ công tác bảo tồn nguồn gen tại tỉnh Đắk Lắk. Sở NN & PTNT tỉnh Đắk Lắk.

3. FSC - Forest Stewardship Council 2011. FSC STANDARD. FSC-STD-01-001 V5-0 D5-0 EN. FSC Principles and Criteria for Forest Stewardship.

4. GFA GmbH, 2010. Tiêu chuẩn tạm thời cho Hội đồng quản trị rừng (FSC) tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phiên bản 1.0.

5. Hughes, R., 2010. Đa dạng sinh học Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam (2010). GEF, BirdLife.

6. IUCN, 2012. The IUCN Red List of Threatened Species “2001 IUCN Red List Categories and Criteria version 3.1”. Available at http://www.iucnredlist.org/search

7. IUCN, 2014. Danh mục thực vật xếp hạng nguy cấp IUCN 2014 - 03 phiên bản 2.3 & 3.1.

8. McCraken, J.R., Steindlegger, G., and Koon, C.S., 2007. High conservation value forests: The concept in theory and practice. WWF International, Switzeland.

9. Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, “Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm”.

10. Nguyễn Tiến Bân, 1997. Cẩm nang tra cứu các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam. Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

11. Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam, 3 tập. Nhà xuất bản Trẻ.

12. Thái Văn Trừng, 1978. Thảm thực vật rừng Việt Nam (Trên quan điểm hệ sinh thái). Nxb Khoa học và Kỹ thuật.

13. The Plant List, 2017. Avalable at http://www.theplantlist.org/; access on July 20, 2017.

14. Trần Hợp, 2000. Tài nguyên cây gỗ Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

15. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách đỏ Việt Nam. Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

16. WWF, 2008. Bộ Công cụ xác định rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam, Hà Nội.

Tải xuống

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

10

PDF Tải xuống

16

Cách trích dẫn

[1]
Huy, B. 2024. NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THẢM THỰC VẬT RỪNG, XÃ HỢP THỰC VẬT VÀ CÁC KHU RỪNG CÓ GIÁ TRỊ BẢO TỒN CAO (HCVFs) Ở TỈNH ĐẮK LẮK. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả