CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HỆ THỐNG VƢỜN ƢƠM CẤP NÔNG HỘ Ở TỈNH SƠN LA VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM


Các tác giả

  • Vũ Văn Thuận Trường Đại học Tây Bắc
  • Đoàn Đức Lân Trường Đại học Tây Bắc
  • Nguyễn Thị Hòa Tổ chức Nghiên cứu Nông Lâm thế giới (ICRAF)
  • Dumas Johansen Tổ chức Nghiên cứu Nông Lâm thế giới (ICRAF)
  • Marc Kristof Tổ chức Nghiên cứu Nông Lâm thế giới (ICRAF)
  • Hoàng Minh Hà Tổ chức Nghiên cứu Nông Lâm thế giới (ICRAF)
  • Roshetko James M Tổ chức Nghiên cứu Nông Lâm thế giới (ICRAF)

Từ khóa:

Vườn ươm nông hộ,, nguồn giống, chứng nhận vườn ươm

Tóm tắt

Vườn ươm cấp nông hộ giúp người dân có khả năng tiếp cận với giống cây trồng có chất lượng, tham gia vào trồng cây gây rừng và tăng thu nhập. Để hiểu rõ thực trạng hệ thống vườn ươm nông hộ và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hệ thống này ở miền núi phía Bắc Việt Nam nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng, một nghiên cứu đã được triển khai trong giai đoạn 2010-2011. Các phương pháp nghiên cứu bao gồm: tổng quan tài liệu, nghiên cứu thực địa, phỏng vấn sâu bán cấu trúc các cấp và bảng câu hỏi, hội thảo tư vấn, phân tích số liệu. Kết quả phân tích 9 vườn ươm tại 3 huyện Mộc Châu, Mai Sơn và Thuận Châu tỉnh Sơn La cho thấy vườn ươm nông hộ (VUNH) có quy mô biến động từ 500 - 2500m2 và thu nhập mỗi năm
biến động từ 10 - 500 triệu đồng. Với quy mô nhỏ chỉ bằng 1/10 của Vườn ươm Quốc doanh (VUQD), VUNH cho hiệu quả kinh tế gấp 3 lần. Có tiềm năng thị trường cho VUNH thông qua các chương trình, dự án trồng rừng, nhưng lại gặp khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận vườn ươm. Những thách thức của Sơn La đã thể hiện tình hình chung của các tỉnh miền núi
phía Bắc. Các giải pháp đề xuất để hỗ trợ sự phát triển VUNH cần bao gồm cả chính sách, phổ cập, xây dựng mạng lưới, hỗ trợ việc cấp chứng chỉ vườn ươm và tiếp cận thị trường.

Tài liệu tham khảo

1. Chambers, R, 1994. Đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA): Thách thức, tiềm năng và quá trình phát triển. Tạp chí Phát triển thế giới, số: 22:10: 1437-1454.

2. Chính phủ [Gov], 2005. Báo cáo quốc gia cho Kỳ họp thứ 5 của Diễn đàn Liên hợp quốc về rừng. Hà Nội, Việt Nam. Có tại http://www.un.org/esa/ forests/pdf/national_reports/unff5/vietnam.pdf.

3. Degrande, A., Schreckenberg, K., Mbosso, C., Anegbeh, P., Okafor, V., Kanmegne, J, 2006. Chiến lược phát triển cây ăn quả của nông hộ khu vực rừng nhiệt đới của Ka-mơ-run và Ni-rê-ri-a. Tạp chí Hệ thống nông nghiệp (67): 159-175.

4. De Jong, W.; Do, D.S. & Trieu, V.H, 2006. Tái thiết lập rừng tại Việt Nam: Quá khứ, hiện tại và tương lai. Báo cáo nghiên cứu của Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR). Bôgô, Inđônêxia.

5. Garcia, M.B, 2002. Trồng cây nông lâm kết hợp: Kinh nghiệm của nông hộ với các vườn ươm tư nhân và cộng đồng tại Claveria, Philíppin. Chương trình nghiên cứu Khu vực Đông Nam Á, Tổ chức Nghiên cứu Nông Lâm Thế giới (ICRAF). Claveria, Philíppin. Tạp chí KHLN 2014 Vũ Văn Thuận et al., 2014(1)

6. Hoang, M.H. & Degrande, A, 2011. Nông Lâm kết hợp cho sinh kế nông hộ khu vực Tây Bắc Việt Nam/AFLI. Văn kiện dự án. Tổ chức Nghiên cứu Nông Lâm Thế giới (ICRAF) tại Việt Nam. Hà Nội, Việt Nam.

7. Morris, G., Hieu, P.S, 2006. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của vườn ươm cộng đồng nhằm thúc đẩy các loại cây lá kim hiếm tại Tây Bắc Việt Nam. Tạp chí Lâm nghiệp quy mô nhỏ, số 7: 3-4: 369-386.

8. Phạm, Đ.T. và cộng sự, 2002. Điều tra đánh giá thực trạng hệ thống vườn ươm và nâng cao năng lực cung cấp cây con hiện nay làm cơ sở cho việc quản lý, quy hoạch mạng lưới vườn ươm. Báo cáo tổng kết dự án. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Hà Nội, Việt Nam.

9. Roshetko JM, Tolentino Jr EL, Carandang WM, Bertomeu M, Tabbada AU, Manurung G, Yao CE, 2010. Vườn ươm cây: Lựa chọn hỗ trợ cho phát triển bền vững. Chương trình nghiên cứu vùng Đông Nam Á, Tổ chức Nghiên cứu Nông Lâm Thế giới (ICRAF). Bôgô, Inđônêxia và Tổ chức Winrock quốc tế. Jakatta, Inđônêxia.

10. Russell, D. & Franzel, S, 2004. Cây cho sự thịnh vượng: Nông Lâm kết hợp, thị trường và nông hộ nhỏ. Tạp chí Hệ thống nông nghiệp 61: 345-355.

Tải xuống

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

3

PDF Tải xuống

1

Cách trích dẫn

[1]
Thuận , V.V., Lân, Đoàn Đức, Hòa , N.T., Johansen, D., Kristof, M., Hà, H.M. và James M, R. 2024. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HỆ THỐNG VƢỜN ƢƠM CẤP NÔNG HỘ Ở TỈNH SƠN LA VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.