MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LOÀI MẠY CHÂU (Carya tonkinensis Lecomte) Ở TRẠNG THÁI RỪNG TỰ NHIÊN PHỤC HỒI TẠI THÀNH PHỐ SƠN LA, TỈNH SƠN LA


Các tác giả

  • Vũ Văn Thuận Trung tâm NC&CG kỹ thuật Lâm sinh, Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Lò Thị Hồng Xoan Chi cục Kiểm lâm Sơn La
  • Trần Anh Tuấn Trường ĐH Tây Bắc

Từ khóa:

Đặc điểm lâm học, Mạy châu, rừng tự nhiên phục hồi, Sơn La

Tóm tắt

Mạy châu là cây bản địa, gỗ lớn, đa tác dụng, có vùng phân bố hẹp. Nghiên cứu được thực hiện tại rừng tự nhiên phục hồi có Mạy châu phân bố trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Mạy châu là loài cây chiếm ưu thế trong tổ thành tầng cây cao với hệ số tổ thành IV% chiếm từ 8,45 - 10,9% và mật độ trung bình 20 cây/ha. Phân bố n/D1.3 và n/Hvn của tầng cây cao trong các lâm phần có Mạy châu phân bố chủ yếu có dạng một đỉnh, lệch trái. Mạy châu có khả năng tái sinh từ hạt và chồi tương đối tốt với hệ số tổ thành từ 0,70 - 0,94 và mật độ từ 166 - 332 cây/ha. Tỷ lệ cây Mạy châu tái sinh có chiều cao trên 1 m đạt 79,16% đến 81,25%. Tỷ lệ cây Mạy châu tái sinh có chất lượng trung bình và tốt chiếm tỷ lệ cao từ 81,3% đến 91,7%. Tần suất xuất hiện
cây tái sinh Mạy châu ở mức khá và đều

Tài liệu tham khảo

1. Bảo Huy, 1997, “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và sinh trưởng loài cây bản địa Xoan mộc (Toona sureni (Bl.) Moore) làm cơ sở tổ chức kinh doanh tại lâm trường Quảng Tân, huyện Đắk RLắp, Đắk Lắk”. Báocáo khoa học.

2. Vũ Văn Thuận, 2017, Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và gây trồng cây Mạy Châu (Carya tonkinensis Lecomte) tại vùng Tây Bắc. Báo cáo đề tài khoa học công nghệ Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình, 2005, Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu nghiên cứu trong lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp.

4. Nguyễn Hải Tuất, Vũ Tiến Hinh, Ngô Kim Khôi, 2006. Phân tích thống kê trong lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp.

Tải xuống

Số lượt xem: 7
Tải xuống: 2

Đã xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Thuận, V.V., Xoan, L.T.H. và Tuấn, T.A. 2024. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LOÀI MẠY CHÂU (Carya tonkinensis Lecomte) Ở TRẠNG THÁI RỪNG TỰ NHIÊN PHỤC HỒI TẠI THÀNH PHỐ SƠN LA, TỈNH SƠN LA. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả