Relationship between some inventory factors and soil physical and chemical properties and fallow time of forest rehabilitation after shifting cultivation in Moc Chau district, Son La province

Authors

  • Nguyen Hoang Huong Khoa Lâm học, Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Tran Viet Ha Khoa Lâm học, Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Cao Thi Thu Hien Khoa Lâm học, Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Le Tuan Anh Khoa Lâm học, Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Vu Thi Huyen Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ
  • Vu Thi Huyen Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ

Keywords:

Soil porosity,, regeneration density, forest rehabilitation, soil physical and chemical properties, , linear regression

Abstract

Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa một số nhân
tố điều tra lâm phần cơ bản của rừng phục hồi sau canh tác nương rẫy với
một số chỉ tiêu lý, hóa tính của đất và thời gian bỏ hóa tại huyện Mộc Châu,
tỉnh Sơn La. Nhóm nghiên cứu đã thiết lập 50 ô tiêu chuẩn (OTC) [mỗi ô
có diện tích 1.000 m
2
(40  50 m)] để thu thập số liệu về tầng cây tái sinh
(là những cây có đường kính ngang ngực < 6 cm). Mẫu đất được thu thập
trên các OTC theo phương pháp lấy mẫu tổng hợp (TCVN 9487 - 2012).
Kết quả nghiên cứu cho thấy, mật độ cây tái sinh và chiều cao bình quân
cây tái sinh chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi số năm bỏ hóa, hàm lượng mùn
(M%) và độ xốp (P%) của đất theo các dạng phương trình: Mật độ =
107,636 + 17,121*năm + 0,914*độ xốp + 17,871*mùn; Chiều cao bình
quân = 0,016 + 0,201*năm + 0,0035*độ xốp + 0,029*mùn. Hai nguyên tắc
xác định tiêu chí thành rừng là (1) đối tượng đánh giá là những cây tái sinh có
Hvn ≥ 0,5 m và (2) mật độ cây tái sinh N
(H ≥ 0,5 m)
≥ 500 cây/ha và các biện
pháp kỹ thuật lâm sinh gồm: khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên và
khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung là các lựa chọn phù
hợp cho các đối tượng rừng phục hồi sau nương rẫy tại khu vực nghiên cứu

References

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 1998. Quyết định số 175/1998/QĐ-BNN-KHCN ngày 4/11/1998 ban hành quy phạm phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung (QPN 21 - 98).

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2018. Thông tư số 29/2018/TT -BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định các biện pháp lâm sinh.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2018. Thông tư 33/2018/TT- BNNPTNT quy định chi tiết về nội dung điềutra, kiểm kê rừng; phương pháp, quy trình điều tra, kiểm kê rừng và theo dõi diễn biến rừng .

4. Nguyên Duy Chuyên, 1995. Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh tự nhiên rừng lá rộng thường xanh hỗn loại vùng Châu Quỳ, Nghệ An. Công trình khoa học kỹ thuật điều tra quy hoạch rừng (1991 - 1995),NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Võ Đại Hải, Trần Văn Con, Ngô Đình Quế, và Phạm Ngọc Trường, 2003. Canh tác nương rẫy và phục hồi rừng sau nương rẫy ở Việt Nam, NXB Nghệ An, TP.Vinh.

6. Quốc hội, 2017. Luật Lâm nghiệp. Luật số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017.

7. Trần Đình Lý và Đỗ Hữu Thư, 1995. Phục hồi rừng bằng khoanh nuôi ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội.

8. Nguyễn Ngọc Lung, Phó Đức Đỉnh, Đào Công Khanh, và Trịnh Khắc Mười, 1993. Quy luật tái sinh phục hồi sau nương rẫy trong phát triển kinh tế môi trường bền vững vùng núi c ao, Hội thảo Khoa học mô hình phát triển kinh tế - môi trường, Hà Nội.

9. Lê Đồng Tấn, 1999. Nghiên cứu quá trình phục hồi tự nhiên của một số quần xã thực vật sau nương rẫy tại Sơn La phục vụ cho việc khoanh nuôi, Viện Nghiên cứu Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

10. Đặng Kim Vui, 2002. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy làm cơ sở đề xuất giải pháp khoanh nuôi, làm giàu rừng tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn (12), tr 1109 - 1110

Published

04-04-2024

How to Cite

[1]
Huong, N.H., Ha, T.V., Hien, C.T.T., Anh, L.T., Huyen, V.T. and Huyen, V.T. 2024. Relationship between some inventory factors and soil physical and chemical properties and fallow time of forest rehabilitation after shifting cultivation in Moc Chau district, Son La province. VIETNAM JOURNAL OF FOREST SCIENCE. 3 (Apr. 2024).

Issue

Section

Articles