THỰC TRẠNG TRỒNG VÀ KHAI THÁC GỤ LAU (Sindora tonkinensis A. Chev. Ex K. & S. S. Larsen) TẠI MỘT SỐ TỈNH DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG


Các tác giả

  • Vũ Đức Bình Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ

Từ khóa:

Gụ lau, trồng rừng, duyên hải miền Trung

Tóm tắt

Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá thực trạng trồng và khai thác Gụ lau (Sindora tonkinensis A. Chev. Ex K. & S. S. Larsen) tại các tỉnh duyên hải miền Trung. Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp kế thừa tài liệu, phỏng vấn, thảo luận nhóm với các bên liên quan và điều tra lâm học trên các ô tiêu chuẩn. Kết quả điều tra, đánh giá 15 mô hình trồng rừng Gụ lau cho thấy, Gụ lau đã được gây trồng theo ba phương thức gồm trồng rừng thuần loài, trồng hỗn giao và trồng làm giàu rừng. Trong các mô hình, Gụ lau đều có tỷ lệ sống khá cao, dao động từ 64,8% - 90,7%. Tỷ lệ sống của Gụ lau trong các mô hình rừng trồng có xu hướng giảm dần theo tuổi. Gụ lau có sinh trưởng tương đương một số loài cây bản địa như Sao đen, Dó bầu và sinh trưởng chậm hơn so với Huỷnh, Lim xanh, Vạng trứng, Re hương, keo lai. Gụ lau có sinh trưởng ở mức trung bình, tăng trưởng bình quân về đường kính đạt từ 0,6 - 1,0 cm/năm và tăng trưởng chiều cao bình quân đạt từ 0,4 - 0,9 m/năm. Ở tuổi 4 đến tuổi 7 đạt thể tích trung bình từ 0,001 - 0,003 m3/cây, đến giai đoạn tuổi từ 13 - 15 đạt thể tích trung bình từ 0,052 - 0,056 m3/cây, đến giai đoạn tuổi 23 - 28 đạt từ 0,158 - 0,203 m3/cây. Mô hình Gụ lau trồng thuần loài, 27 tuổi đang có sinh trưởng cao nhất với đường kính ngang ngực (D1,3) bình quân đạt 19,7 cm, chiều cao vút ngọn (Hvn) bình quân đạt 13,4 m và thể tích thân cây đạt 0,203 m3/cây và năng suất đạt 4,1 m3/ha/năm. Sản phẩm của Gụ lau khá đa dạng, gỗ được sử dụng đóng đồ thủ công mỹ nghệ cao cấp, xây dựng. Tuy nhiên, sản phẩm gỗ Gụ lau còn rất hạn chế do hầu hết các mô hình rừng trồng còn ở giai đoạn tuổi nhỏ và được trồng rừng với mục đích phòng hộ, nghiên cứu khoa học.

Tài liệu tham khảo

Vũ Đức Bình, Phạm Tiến Hùng, Phạm Xuân Đỉnh, Nguyễn Thị Thảo Trang, Nguyễn Hải Thành, Lê Công Định, Nguyễn Thị Thanh Nga, Hà Văn Thiện, 2021. Sinh trưởng và năng suất rừng trồng Huỷnh (Tarrietia javanica Blume) ở một số tỉnh vùng Bắc Trung Bộ. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, số 3-2021 (Tr 73-82).

Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007. Sách đỏ Việt Nam, phần II: Thực vật. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2022. Thông tư 17/2022/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2022 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp & PTNT quy định các biện pháp lâm sinh.

Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000. Giáo trình thực vật rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Chính phủ, 2021. Nghị định số 84/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Lê Minh Cường, 2016. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Sồi phảng (Lithocarpus fissus (Champ. ex Benth) A. Camus) phục vụ sản xuất gỗ lớn ở vùng Trung tâm và Đông Bắc Bộ. Luận án tiến sỹ lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

Trần Minh Đức, Lê Thị Diên, Võ Thị Minh Phương, Trần Nam Thắng, Nguyễn Thị Thương, Lê Thái Hùng, Nguyễn Hợi, Hồ Đăng Nguyên, Huỳnh Thị Ngọc Diệp, Trần Quốc Cảnh, Lê Định Công, 2015. Kỹ thuật gây trồng một số loài cây thân gỗ. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Trần Hợp, 2002. Tài nguyên cây gỗ Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

Nguyễn Tử Kim, Nguyễn Đình Hưng, Đỗ Văn Bản, Nguyễn Tử Ưởng, 2015. Át-lát cấu tạo, tính chất gỗ, tre Việt Nam tập II . Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Hoàng Văn Thắng, Hà Thúy Quỳnh, 2020. Sinh trưởng và năng suất rừng trồng Xoan đào (Prunus arborea (Blume) Kalkman) ở một số tỉnh phía Bắc. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, số 20 năm 2020, Hà Nội.

Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi, 1996. Xử lý thống kê và kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong nông lâm nghiệp trên máy vi tính, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Tải xuống

Đã xuất bản

15-07-2024

Số lượt xem tóm tắt

8

PDF Tải xuống

10

Cách trích dẫn

[1]
Bình, V. Đức 2024. THỰC TRẠNG TRỒNG VÀ KHAI THÁC GỤ LAU (Sindora tonkinensis A. Chev. Ex K. & S. S. Larsen) TẠI MỘT SỐ TỈNH DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 7 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>