NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÁI SINH RỪNG TỰ NHIÊN NƠI CÓ LOÀI NGHIẾN (Burretiodendron hsienmu Chun et How) PHÂN BỐ TẠI ĐIỆN BIÊN VÀ SƠN LA


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Bích Ngọc Trường Đại học Tây Bắc

Từ khóa:

Đặc điểm cấu trúc,, Điện Biên, Nghiến,, rừng tự nhiên, Sơn La

Tóm tắt

Nghiến (Burretiodendron hsienmu Chun et How) là loài cây gỗ lớn, phân bố và mọc tự nhiên trên các khu vực núi đá vôi có độ cao dưới 1000m thuộc phía Bắc Việt Nam và tỉnh Quảng Tây, Vân Nam (Trung Quốc). Nghiến là loài quý hiếm thuộc nhóm IIA của Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của chính phủ Việt Nam và nhóm UV - sẽ nguy cấp trong sách đỏ Việt Nam 2007. Trong cấu trúc tầng cây cao rừng tự nhiên có Nghiến phân bố tại Sơn La và Điện Biên thì Nghiến thuộc nhóm loài ưu thế sinh thái và có số lượng cá thể lớn nhất so với các loài khác trong lâm phần với IV% dao động từ 13,86 - 36,62% và hệ số (Ki%) từ 9,33 - 21,74%; Đường kính D1.3 của Nghiến dao động từ 13,8 - 54cm, chiều cao Hvn dao động từ 8,6 - 22,6m; Loài có xác suất xuất hiện cùng Nghiến nhiều nhất phải kể đến là Lát hoa (Nghiến (1) và Lát hoa (0,77)). Lớp cây tái sinh có mật độ dao động từ 5.900 - 7.300 cây/ha, cây tái sinh có triển vọng chiếm tỷ lệ từ 73 - 88% số cây tái sinh trong lâm phần, trong đó Nghiến tái sinh vẫn là một loài chính trong tổ thành với hệ số (Ki%) dao động từ 6,06 - 36,36%

Tài liệu tham khảo

1. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2002. Thực vật rừng, Nxb Nông nghiệp Hà Nội

Tải xuống

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

20

PDF Tải xuống

3

Cách trích dẫn

[1]
Ngọc, N.T.B. 2024. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÁI SINH RỪNG TỰ NHIÊN NƠI CÓ LOÀI NGHIẾN (Burretiodendron hsienmu Chun et How) PHÂN BỐ TẠI ĐIỆN BIÊN VÀ SƠN LA. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>