NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY ĐẲNG SÂM (Codonopsis javanica(Blume) Hook.F & Thoms) PHÂN BỐ TỰ NHIÊN TẠI SƠN LA


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Bích Ngọc Khoa Nông Lâm - Trường Đại học Tây Bắc

Từ khóa:

Đẳng sâm,, nhân giống từ hạt, giâm hom thân, , nhân giống bằng củ, , tỉnh Sơn La.

Tóm tắt

Đẳng sâm là dạng cây dây leo, có tên khoa học là (Codonopsis javanica(Blume)
Hook.F & Thoms). Đẳng sâm có giá trị dược liệu, kinh tế cao và ý nghĩa bảo tồn
lớn. Nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học
và phát triển công nghệ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mã số B2019 - TTB - 03
tại khu vực Sơn La. Nghiên cứu nhân giống bằng hạt được thực hiện với 4 lô hạt
tương ứng 3 điểm thu hái (huyện Vân Hồ, huyện Sông Mã, huyện Thuận Châu và
hỗn hợp 3 điểm). Kết quả cho thấy quả có đường kính từ 1,2 - 1,3 cm, độ thuần
hạt từ 88,0 - 91,0%, khối lượng 1.000 hạt trung bình là 0,194g, có từ 810 - 893
hạt/quả, từ 5.076.142 - 5.208.333 hạt/ kg; tốc độ nảy mầm từ 7,4 - 7,5 ngày. Tỷ lệ
nảy mầm không có sự khác biệt rõ rệt giữa các lô hạt và có thể gộp mẫu hạt tại các
lô để nghiên cứu. Tỷ lệ nảy mầm của hạt từ 89,0 - 91,3%, xử lý hạt ở nhiệt độ tốt
nhất là 40
o
C. Giá thể tốt nhất cho gieo thẳng hạt Đẳng sâm là 70% đất tầng mặt +
20% trấu hun + 10% phân chuồng hoai mục. Nhân giống bằng củ cho tỷ lệ sống
từ 87,8 - 91,1% và không có sự khác biệt giữa các kích thước củ khác nhau. Sau
45 ngày giâm củ, chiều dài chồi củ từ 8,9-11,5 cm, củ có kích thước từ 1-1,5 cm
cho sinh trưởng chồi tốt nhất. Nhân giống bằng giâm hom thân không thực sự phù
hợp, tỷ lệ sống dao động từ 23,33 - 63,33%. Cao nhất tại thí nghiệm thuốc NAA
nồng độ 400ppm với thời gian nhúng thuốc 20s. Thuốc IAA cho tỷ lệ sống thấp
nhất, tiếp theo đến IBA và cao nhất là NAA cả về chiều dài rễ của hom

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007. Sách Đỏ Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2001. “Tiêu chuẩn ngành 04-TCN-33-2001 Hạt giống cây trồng lâm nghiệp - Phương pháp kiểm nghiệm”, Quyết định số 3919/2001/QĐ-BNN-KHCN, Hà Nội.

3. Chính phủ, 2006. Nghị định số 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.

4. Chính phủ, 2009. Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 1 năm 2019 về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp.

5. Trần Công Định, 2019. Nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm đề xuất giải pháp quản lý và phát triển bền vững cây Đẳng sâm (Codonopsis javanica(Blume) Hook.F & Thoms) tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, Luận án tiến sĩ lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm - Đại học Huế.

6. Ngô Kim Khôi, Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Văn Tuấn, 2009. Tin học ứng dụng trong lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Đỗ Tất Lợi, 2006. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

8. Nguyễn Tập, 2007. Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam, mạng lưới lâm sản ngoài gỗ.

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

20

PDF Tải xuống

6

Cách trích dẫn

[1]
Ngọc, N.T.B. 2024. NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY ĐẲNG SÂM (Codonopsis javanica(Blume) Hook.F & Thoms) PHÂN BỐ TỰ NHIÊN TẠI SƠN LA. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 6 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>