HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LOÀI HOÀNG ĐÀN GIẢ (Dacrydium elatum (Roxb.) Wall) TẠI R ỪNG QUỐC GIA YÊN TỬ, QU ẢNG NINH


Các tác giả

  • La Ánh Dương Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
  • Doãn Hoàng Sơn Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
  • Trịnh Văn Hiệu Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
  • Hà Huy Nhật Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
  • Hoàng Thanh Sơn Viện Nghiên cứu Lâm sinh

Từ khóa:

Bảo tồn,, Rừng Quốc gia Yên Tử, Hoàng đàn giả, phân bố, đặc điểm lâm học

Tóm tắt

Cây Hoàng đàn giả hay còn gọi là Hồng tùng (Dacrydium elatum (Roxb.) Wall) thuộc họ Kim giao (Podocarpaceae), đây là loài cây gỗ quý hiếm, gỗ có tính chất tốt, mịn, thớ thẳng, đẹp, hơi cứng, nặng trung bình và nằm trong nhóm II theo TCVN 12919 - 2 năm 2019. Bài báo nhằm mục đích cung cấp thông tin khoa học về hiện trạng phân bố, một số đặc điểm lâm học của cây Hoàng đàn giả tại Rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh. Cây Hoàng đàn giả phân bố ở những vùng có độ cao từ 400 - 500 m so với mực nước biển. Qua điều tra các tuyến tại Rừng Quốc gia Yên Tử đã thiết lập được 03 ô tiêu chuẩn (OTC) ghi nhận sự xuất hiện của cây Hoàng đàn giả trong tự nhiên. Mật độ tầng cây cao của lâm phần dao động từ 305 cây/ha đến 375 cây/ha, đường kính D1,3 trung bình có sự thay đổi không lớn từ 20,5 - 24,2 cm, chiều cao vút ngọn trung bình từ 12,3 - 17,1 m. Cây Hoàng đàn giả có mật độ đạt từ 10 - 30 cây/ha và chỉ tham gia vào công thức tổ thành tầng cây tại lâm phần thứ 2 (OTC QN2). Mật độ cây tái sinh của lâm phần từ 2.400 đến 3.920 cây/ha. Chất lượng cây tái sinh của lâm phần hầu hết tốt với tỷ lệ cao nhất tại OTC QN1 với 77,1%. Hoàng đàn giả chủ yếu là tái sinh hạt, chất lượng cây tốt và tái sinh chủ yếu là ở cấp chiều cao lớn hơn 100 cm. Do cây Hoàng đàn giả tái sinh tại Quảng Ninh có mật độ thấp nên dẫn đến nguy cơ suy giảm số lượng cây Hoàng đàn giả trưởng thành trong tương lai. Vì vậy, các giải pháp bảo tồn và xúc tiến tái sinh cây Hoàng đàn giả là cần thiết ở Rừng Quốc gia Yên Tử

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên), 2003, 2005. “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, 1997” Sách Đỏ Việt Nam, Phần Thực vật”. NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 484 trang.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2019, “Bộ TCVN 12619 - 2:2019 Gỗ-Phân loại, Phần 2: Theo tính chất vật lý và cơ học”, Hà Nội.

4. Nguyễn Đức Tố Lưu, Philip Ian Thomas, 2004. “Cây lá kim Việt Nam”. NXB Thế giới.

5. Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001. “Nghiên cứu rừng tự nhiên”. NXB Thống kê.

6. Daniel Marmillod, 1982. “Methodology and results of studies on the composition and structure of a terrace forest in Amazonia. Doctorate”. Georg - August - Universität Göttingen., Göttingen.

7. Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997. “Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật”. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 223 trang.

8. Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về “Quy định các biện pháp lâm sinh”.

9. Thái Văn Trừng, 1978. “Thảm thực vật rừng Việt Nam”. Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

10. Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam (FSIV) - Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), 2002. “Sử dụng cây bản địa vào trồng rừng ở Việt Nam”. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

25

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Dương, L. Ánh, Sơn, D.H., Hiệu, T.V., Nhật, H.H. và Sơn, H.T. 2024. HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LOÀI HOÀNG ĐÀN GIẢ (Dacrydium elatum (Roxb.) Wall) TẠI R ỪNG QUỐC GIA YÊN TỬ, QU ẢNG NINH. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 > >>