NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT KHAI THÁC NHỰA CÂY DẦU ĐỌT TÍM (Dipterocarpus grandiflorus Blanco)


Các tác giả

  • Đoàn Đình Tam Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
  • Đỗ Thị Kim Nhung Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
  • Hà Đình Long Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
  • Đoàn Thanh Tùng Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
  • Trần Thị Hải Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
  • Nguyễn Thị Thu Hằng Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.964

Từ khóa:

Dầu đọt tím, khai thác, nhựa

Tóm tắt

TÓM TẮT

Việc khai thác nhựa cây Dầu đọt tím hiện nay hoàn toàn từ rừng tự nhiên với các dụng cụ và biện pháp kỹ thuật khai thác truyền thống với lượng nhựa thu được thấp, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây và tiềm ẩn nguy cơ gây ra cháy rừng rất lớn. Chính vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định biện pháp kỹ thuật khai thác nhựa cho cây Dầu đọt tím trên địa bàn một số tỉnh Nam Trung Bộ với 3 thí nghiệm về Ảnh hưởng của kỹ thuật tạo hốc thu nhựa đến lượng nhựa, Ảnh hưởng của vị trí tạo hốc thu nhựa đến lượng nhựa và Ảnh hưởng của thời vụ khai thác đến lượng nhựa với các công thức thí nghiệm khác nhau. Các công thức được lặp lại 3 lần. Kết quả cho thấy các thí nghiệm đã có sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm. Khi hốc thu nhựa được tạo có mặt thu nhựa cao 30 - 40 cm, sâu 7 - 10 cm cho lượng nhựa nhiều nhất với 14,74 kg (trung bình 7,37 kg/vụ), lượng nhựa thu được ít nhất khi hốc có chiều sâu 3 - 6 cm với 8,36 kg (trung bình 4,18 kg/vụ). Vị trí tạo hốc thu nhựa thích hợp nhất là cách mặt đất 70 cm khi cho lượng nhựa nhiều nhất với 15,1 kg (trung bình 7,55 kg/vụ), vị trí tạo hốc cách mặt đất 100 cm cho lượng nhựa thấp nhất (trung bình 4,19 kg/vụ). Dầu đọt tím có thể khai thác quanh năm nhưng vụ khai thác cho lượng dầu nhựa cao nhất là vụ Hè - Thu (tháng 4 - 9) với lượng nhựa thu được đạt từ 3,43 - 4 kg/vụ trong khi vụ Đông - Xuân chỉ đạt 2,19 - 2,64 kg/vụ. Vì vậy, nên khai thác nhựa cây Dầu đọt tím từ tháng 4 - 9 hàng năm với hốc có mặt thu nhựa cao 30 - 40 cm, sâu 7 - 10 cm cách mặt đất 70 cm để đạt được hiệu quả cao nhất.

Tài liệu tham khảo

Lã Đình Mỡi, 2002. Chi dầu - Dipterocarpus Gaertn. f. Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam. Tập II. Lã Đình Mỡi (Chủ biên). Tr. 34 - 57. NXB Nông nghiệp - Hà Nội.

Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005. Cây họ Dầu Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội 2005.

Đoàn Đình Tam, 2023. Đặc điểm lâm học của cây Dầu đọt tím (Dipterocapus grandiflorus Blanco) tại xã Đại Thạnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 4/2023.

Nguyễn Hải Tuất, Vũ Tiến Hinh và Ngô Kim Khôi, 2006. Phân tích thống kê trong Lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Tải xuống

Đã xuất bản

18-09-2024

Số lượt xem tóm tắt

1

PDF Tải xuống

2

Cách trích dẫn

[1]
Đoàn Đình, T., Đỗ Thị Kim, N., Hà Đình, L., Đoàn Thanh, T., Trần Thị, H. và Nguyễn Thị Thu, H. 2024. NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT KHAI THÁC NHỰA CÂY DẦU ĐỌT TÍM (Dipterocarpus grandiflorus Blanco) . TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 9 2024). DOI:https://doi.org/10.70169/VJFS.964.

Số

Chuyên mục

Bài viết