NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG BẰNG HẠT LOÀI LÔI KHOAI ( Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid.) TẠI T ỈNH THÁI NGUYÊN


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Thoa Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
  • Nguyễn Thị Bích Phượng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên
  • Lê Văn Phúc Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
  • Lê Sĩ Hồng Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
  • Kim Ngọc Tuyên Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang
  • Kim Ngọc Tuyên Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang
  • Đặng Ngọc Vinh Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang

Từ khóa:

Chiều cao, che sáng,, đường kính, nhân giống,, sinh trưởng, tưới nước

Tóm tắt

Bài báo trình bày một số kết quả nghiên cứu về nhân giống bằng hạt loài
Lôi khoai, kết quả cho thấy: Quả Lôi khoai dạng quả đậu, chứa 4 - 8 hạt, hạt
to màu đen bóng, khối lượng 1.000 hạt là 1550 g/1.000 hạt, tỷ lệ hạt chắc
97,8%. Kết quả thí nghiệm hỗn hợp ruột bầu cho thấy, tỷ lệ nảy mầm sau 30
ngày ở công thức 4: 83% đất tầng mặt + 15% phân chuồng hoai + 2% NPK
là cao nhất, và cũng là công thức có sinh trưởng về đường kính và chiều cao
lớn nhất, đạt trị số chiều cao là 18,73 cm và đường kính 0,47 cm ở giai đoạn
4 tháng tuổi. Sinh trưởng về đường kính và chiều cao của loài Lôi khoai ở
các chế độ tưới nước khác nhau là có sự khác nhau rõ rệt, công thức 1 (ngày
tưới 2 lần (sáng và chiều) với liều lượng 4 lít/m
2
) là công thức cho kết quả
tốt nhất (D
00
= 0,43 cm, Hvn
= 17,0 cm). Chế độ che sáng khác nhau có ảnh
hưởng đến sinh trưởng cây con trong vườn ươm, đặc biệt là sinh trưởng về
chiều cao ở giai đoạn 4 tháng tuổi, sinh trưởng về đường kính và chiều cao
đạt cao nhất tại công thức che sáng 50% (D
00
= 0,38 cm, Hvn
= 17,3 cm) và
thấp nhất tại công thức không che sáng (D
00
= 0,34 cm, Hvn
= 15,1 cm)

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Văn Định, Phạm Quang Thu, Nguyễn Minh Chí, Nguyễn Văn Thành, Đặng Như Quỳnh, Lê Thị Xuân, Nguyễn Công Hoan, 2016. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, vật hậu và hạt giống của loài Xoan đào (Pygeum arboreum Endl) tại Lào Cai, Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, (19), 112 - 116.

2. Lê Sĩ Hồng, 2015. Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật tạo cây con cây Phay (Duabanga grandiflora Roxb.ex DC) tại tỉnh Bắc Kạn, Luận án Tiến sĩ lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

3. Phạm Hoàng Hộ 1999. Cây cỏ Việt Nam, Tập I, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình, 2005. Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu nghiên cứu trong lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Thoa, Lê Văn Phúc, Nguyễn Tuấn Hùng, Phạm Thu Hà, 2018. “Nghiên cứu khả năng nhân giống bằng hạt và sinh trưởng của cây Kháo vàng (Machilus bonii Lecomte) trong giai đoạn vườn ươm”, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, (11), 172 - 177.

6. Nguyễn Thị Yến 2017. “Kết quả nghiên cứu khả năng nhân giống bằng hạt và sinh trưởng của cây Nhội -Bischofia javanica ở giai đoạn vườn ươm”, Tạp chí Khoa học và công nghệ Lâm nghiệp, (10), 57 - 64.

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

3

PDF Tải xuống

3

Cách trích dẫn

[1]
Thoa, N.T., Phượng, N.T.B., Phúc, L.V., Hồng, L.S., Tuyên , K.N., Tuyên , K.N. và Vinh, Đặng N. 2024. NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG BẰNG HẠT LOÀI LÔI KHOAI ( Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid.) TẠI T ỈNH THÁI NGUYÊN. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.